Điểm lại 10 tác phẩm kinh dị Ý đã trở thành niềm cảm hứng cho dòng phim chặt chém ở Mỹ

Dòng phim kinh dị từ lâu đã trở thành một trong những món ăn giải trí lâu đời dành cho người yêu thích điện ảnh.

Đặc biệt hơn là dòng phim chặt chém với những cái tên gây ra không biết bao nhiêu nỗi ám ảnh như Freddy Krueger, Jason Voorhees. Chính vì vậy mà đã có nhiều nhận định từng cho rằng, những Psycho và Peeping Tom ra mắt vào thập niên 60 là “vị tiền bối” làm nên tiền đề cho dòng phim chặt chém sau này.

Nhưng thực chất là dòng phim khá ăn khách ở xứ sở Cờ Hoa này lại còn chịu ảnh hưởng từ các ấn phẩm điện ảnh cùng thể loại từ nước Ý xa xôi. Từ bối cảnh rùng rợn cho tới tâm lý giật gân, dòng phim kinh dị ở Ý đã trở thành niềm cảm hứng cho những người đồng nghiệp ở Hollywood định hình nên The Texas Chain Saw Massacre, Black Christmas.

Sau đây hãy cùng điểm qua 10 cái tên tiêu biểu trong làng phim chặt chém.

10. Torso (1973)

Torso (tên dầy đủ I corpi presentano tracce di violenza carnale) là tác phẩm kinh dị đầu tiên đi theo phong cách chặt chém ra mắt vào năm 1973, và được đạo diễn bởi Sergio Martino. Là cái tên khởi xướng, ở Torso hội tụ đầy đủ những chi tiết kinh điển đã làm nên thể loại chặt chém gồm kẻ phản diện thoắt ẩn thoắt hiện, dàn nhân vật tổ chức bữa tiệc và cô gái cuối cùng.

Nội dung của Torso xoay quanh một gã sát nhân đeo mặt nạ màu xanh cùng với đôi găng tay màu đỏ gây ra vụ tấn công hàng loạt ở một làng đại học. Torso sau này đã trở thành cảm hứng cho nhiều phim kinh dị cùng thể loại ở Mỹ.

Điểm lại 10 tác phẩm kinh dị Ý đã trở thành niềm cảm hứng cho dòng phim chặt chém ở Mỹ - Ảnh 1.

9. A Bay Of Blood (1971)

A Bay of Blood là một trong những tác phẩm kinh dị gắn liền với tên tuổi của nhà làm phim người Ý, Mario Bava vào năm 1971. Mario Bava với tài năng của ông đã biến A Bay of Blood thành một tác phẩm mang tính nghệ thuật cao trong làng phim kinh dị. Nội dung trong phim tập trung vào một nhóm bạn và người thân của họ đấu đá lẫn nhau nhằm có được món gia tài kết xù.

A Bay of Blood đã lọt vào top 50 phim kinh dị xuất sắc nhất mọi thời đại, và cũng trở thành cảm hứng cho một số tác phẩm ở Mỹ.

Điểm lại 10 tác phẩm kinh dị Ý đã trở thành niềm cảm hứng cho dòng phim chặt chém ở Mỹ - Ảnh 2.

8. Slaughter Hotel (1971)

Slaughter Hotel được ra mắt vào năm 1971 với bối cảnh đặt tại một nơi an dưỡng dành cho những người phụ nữ giàu có. Phim được đạo diễn bởi Fernando Di Leo hội tụ rất nhiều yếu tố làm nên thành công cho dòng phim kinh dị chặt chém, khi nó từng khiến cho không ít khán giả xem phim lúc bấy giờ phải cảm thấy rùng mình với những gì diễn ra trong phim.

Chi tiết mà kẻ thủ ác lộ diện ở chặng cuối của phim đã trở thành một trong những chi tiết kinh điển liên tục được áp dụng cho các hậu bối sau này.

Điểm lại 10 tác phẩm kinh dị Ý đã trở thành niềm cảm hứng cho dòng phim chặt chém ở Mỹ - Ảnh 3.

7. Black Belly Of The Tarantula (1971)

Black Belly Of The Tarantula là sự hòa trộn giữa hai yếu tố kinh dị và trinh thám kinh điển. Tác phẩm được ra mắt vào năm 1971 theo chân Tellini, một vị thanh tra dấn thân vào cuộc hành trình lý giải về một loạt vụ án mạng trên các con phố ở Rome.

Các nạn nhân được cho là đã bị kẻ thủ ác gây mê trước khi tấn công họ. Phim đem lại chi tiết mới lạ khi đặt góc máy ở phía sau lưng kẻ sát nhân như một cách lột tả những vụ án mà hắn đã gây ra.

Điểm lại 10 tác phẩm kinh dị Ý đã trở thành niềm cảm hứng cho dòng phim chặt chém ở Mỹ - Ảnh 4.

6. The Bird With The Crystal Plumage (1970)

Black Belly Of The Tarantula cũng có cho riêng mình một niềm cảm hứng làm phim mang tên The Bird With The Crystal Plumage của vị đạo diễn Dario Argento. So với những tác phẩm cùng thể loại ra mắt vào năm 1970, The Bird With The Crytal quả thực là một làn gió mới với phong cách làm phim như xóa mờ đi "khoảng cách" giữa nạn nhân và kẻ thủ ác, cũng như giữa khán giả xem phim và diễn viên.

Câu truyện xoay quanh một nhà văn người Mỹ sinh sống ở Ý có tên là Sam Dalmas. Trong một lần có mặt tại phòng trưng bày nghệ thuật, anh đã chứng kiến một vụ tấn công. Sam sau đó quyết định dấn thân vào việc điều tra để tìm ra chân tướng thực sự của vụ việc. Nhưng điều đó lại vô tình đưa anh vào tầm ngắm của kẻ sát nhân.

Điểm lại 10 tác phẩm kinh dị Ý đã trở thành niềm cảm hứng cho dòng phim chặt chém ở Mỹ - Ảnh 5.

5. Eyeball (1975)

Eyeball (1975) của đạo diễn Umberto Lenzi sẽ là cái tên tiếp theo góp mặt trong danh sách lần này. Eyeball có nội dung xoay quanh một vụ giết người hàng loạt, với mục tiêu của kẻ tấn công là những du khách ở Tây Ban Nha. Ngay sau khi ra mắt, Eyeball đã được công nhận là một trong những tác phẩm kinh dị xuất sắc nhất lịch sử làng điện ảnh Ý. Và chi tiết về những dấu vết liên quan mà kẻ phản diện để lại còn trở thành chi tiết được áp dụng trong dòng phim chặt chém ở Mỹ.

Cũng như những hậu bối gồm Freddy Kreuger hay Micheal Myers, nhân vật thủ ác trong Eyeball có tông màu chủ đạo là màu đỏ thể hiện qua bộ trang phục.

Điểm lại 10 tác phẩm kinh dị Ý đã trở thành niềm cảm hứng cho dòng phim chặt chém ở Mỹ - Ảnh 6.

4. The Strange Vice Of Mrs. Wardh (1971)

Vào năm 1971, đạo diễn Segio Martino đã kết hợp cùng với nữ minh tinh khi ấy là Edwige Fenech để cho ra mắt tác phẩm kinh dị, The Strange Vice of Mrs. Wardh. Câu truyện xoay quanh một người phụ nữ có mối quan hệ tình cảm với cả ba người đàn ông khác nhau. Và rồi một trong số họ, Neal đã liên tục gửi tới nhân vật một loạt bức thư tống tiền khác nhau.

The Strange Vice Of Mrs. Wardh được đánh giá rất cao nhờ vào phong cách kể chuyện bằng hình ảnh xuất sắc, cộng hưởng với việc xây dựng nhân vật chỉnh chu. Phim đã trở thành một cơn sốt tại các cụm rạp ở Châu Âu vào thời điểm mà nó ra mắt.

Điểm lại 10 tác phẩm kinh dị Ý đã trở thành niềm cảm hứng cho dòng phim chặt chém ở Mỹ - Ảnh 7.

3. The Girl Who Knew Too Much (1963)

The Girl Who Knew Too Much là tác phẩm kinh dị thuộc thể loại chặt chém ra mắt vào 1963. Câu truyện xoay quanh một nữ du khách đã chứng kiến vụ án mạng khi đang có chuyến thăm quan ở Rome. Mặc cho đã cố gắng trình báo về sự việc, nhưng ban đầu không một ai tin cô cả. Mãi cho đến khi lại có thêm những nạn nhân khác nữa mới khiến cho giới cảnh sát nơi đây bắt tay vào việc truy tìm kẻ chủ mưu.

The Girl Who Knew Too Much mang đến một bối cảnh tuyệt đẹp ở thành Rome, kết hợp với sự bí ẩn bao trùm xen lẫn phong cách trinh thám.

Điểm lại 10 tác phẩm kinh dị Ý đã trở thành niềm cảm hứng cho dòng phim chặt chém ở Mỹ - Ảnh 8.

2. The Night Evelyn Came Out Of The Grave (1971)

The Night Evelyn Came Out Of The Grave sẽ là cái tên tiếp theo thuộc nhóm phim kinh dị ăn khách ra mắt vào năm 1971 góp mặt trong danh sách lần này. Tác phẩm của vị đạo diễn Emilio Miraglia xoay quanh kẻ phản diện Alan sau một biến cố xảy đến với người vợ đã sa ngã vào bóng tối của tội ác. Hắn ta tấn công những nạn nhân có ngoại hình giống như người vợ đã mất của mình.

The Night Evelyn Came Out Of The Grave là một trong các tác phẩm đã đem vào chi tiết kẻ phản diện và những cái bẫy chết người.

Điểm lại 10 tác phẩm kinh dị Ý đã trở thành niềm cảm hứng cho dòng phim chặt chém ở Mỹ - Ảnh 9.

1. Blood And Black Lace (1964)

Cuối cùng sẽ là Blood And Black Lace. Blood And Black Lace là một trong những bộ phim được nhào nặn bởi vị đạo diễn nổi tiếng Mario Bava và ra mắt vào năm 1964. Tác phẩm ngay sau khi ra mắt được cả giới phê bình lẫn người xem đánh giá rất cao, và sau này đã trở thành một trong những tiêu chuẩn để làm nên dòng phim kinh dị chặt chém. Bộ phim có phong cách thời trang khá thời thượng, khi lấy bối cảnh xoay quanh một kẻ sát nhân gây ra nhiều vụ tấn công lên những người mẫu ở Rome.

Điểm lại 10 tác phẩm kinh dị Ý đã trở thành niềm cảm hứng cho dòng phim chặt chém ở Mỹ - Ảnh 10.