Một trong số những vụ việc gây xôn xao trên mạng xã hội nói chung và cộng đồng người yêu manga – tiểu thuyết trinh thám nói riêng là tranh cãi gay gắt giữa Hanoibook và Mangaholic. Dù đúng sai giữa hai bên còn chưa ngã ngũ, nhưng cách admin trang fanpage Hanoibook trả treo, đối đáp kém duyên với những comment góp ý đã thực sự khiến netizen bất bình.
Tranh cãi về bản quyền bộ truyện Tứ quái TKKG đình đám
Tứ quái TKKG là bộ truyện trinh thám Đức nổi tiếng một thời do nhà văn Stefan Wolf viết, họa sĩ Reiner Stolte minh họa lần đầu. Truyện ra mắt lần đầu vào năm 1980. Tuy nhiên, do hạn chế về bản quyền nên những năm 1990, độc giả Việt Nam mới chỉ được tiếp xúc với phiên bản dịch phóng tác của nhà văn Bùi Chí Vinh.
Năm 2010, công ty Vàng Anh mua bản quyền và tiến hành dịch lại bộ truyện TKKG từ đơn vị nắm bản quyền gốc tại Đức. Phần bìa và hình ảnh minh họa kèm theo cũng được công ty này mua bản quyền đầy đủ. Nhưng đáng tiếc, vì không đạt được thành công như mong đợi nên Vàng Anh đã ngừng xuất bản bộ truyện sau khi phát hành 8 tập đầu.
Trang thông tin bản quyền trên sách của Hanoibooks. Nhiều netizen nhận thấy điều bất thường khi Hanoibooks sử dụng kí hiệu @ thay cho © (tức ký hiệu đã được bảo hộ độc quyền). Tuyên bố giữ bản quyền "trên phạm vi toàn thế giới" cũng khiến nhiều người phản đối vì trên thực tế, Hanoibooks sử dụng hình ảnh lẫn thiết kế bìa của nguyên tác tiếng Đức - vốn đang được công ty Vàng Anh nắm bản quyền xuất bản tại Việt Nam từ năm 2010.
Thông tin nguyên tác tiếng Đức, hiện do NXB Bassermann Verlag nắm bản quyền trên toàn thế giới, tác quyền hiện vẫn trong tay gia đình cố nhà văn Stefan Wolf
Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu năm 2020, Hanoibooks không bất ngờ phát hành loạt truyện Tứ quái TKKG dựa trên bản dịch phóng tác của Bùi Chí Vinh (vốn là bản dịch chưa hề được mua bản quyền). Không những vậy, Hanoibooks còn mặc nhiên sử dụng thiết kế bìa lẫn hình ảnh từ bộ truyện gốc của Đức. Chính sự không rõ ràng khiến có các độc giả yêu thích TKKG, trong đó có fanpage Mangaholic, đặt ra câu hỏi cho đơn vị phát hành này.
Bìa sách do công ty Vàng Anh mua bản quyền và phát hành ở Việt Nam năm 2010 với tên của tác giả Stefan Wolf
Bản sách do Hanoibooks phát hành năm 2020, không có tên tác giả nguyên tác mà chỉ có tên của dịch giả Bùi Chí Vinh. Tuy nhiên, bản sách này lại sử dụng bìa và hình ảnh của bản sách gốc.
Trang thông tin tác quyền sách của công ty Vàng Anh, có thể thấy rõ công ty đã mua bản quyền đầy đủ từ đơn vị nắm giữ bản quyền vào năm 2010 là NXB Verlagsgruppe Random House Gmbh
Phần bìa sau của Vàng Anh cũng sử dụng ký hiệu ©
Thái độ gây tranh cãi của admin fanpage Hanoibooks
Tranh cãi về vấn đề bản quyền không còn là chuyện quá xa lạ với độc giả Việt Nam, cụ thể hơn là các độc giả yêu thích manga. Tuy nhiên, thái độ của admin quản lý trang fanpage Hanoibooks trước thắc mắc mà độc giả đặt ra khiến vụ việc trở nên ngày càng nghiêm trọng.
Thái độ phân biệt vùng miền mà admin page Hanoibooks sử dụng đang bị netizen lên án
Cụ thể hơn, admin fanpage Hanoibooks đã phản hồi khá gay gắt và kém duyên đối với những comment ý kiến về tính đúng-sai của phiên bản TKKG do Bùi Chí Vinh phóng tác mà đơn vị này phát hành.
Trả treo thô lỗ với bạn đọc
Bài đăng khá gay gắt từ Hanoibook mà Mangaholic chia sẻ
Không chỉ tranh cãi mất bình tĩnh, trong diễn biến mới nhất giữa các bên, admin Hanoibooks đã bị nhiều netizen tố sử dụng lời lẽ phân biệt vùng miền, thách thức độc giả, liên tục đối đáp bằng comment sai chính tả dù là đơn vị làm sách,…
Người comment không phải "Nguyễn Việt Anh", nhưng admin Hanoibooks lại copy và phản hồi hàng loạt netizen với cùng một nội dung như trên
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này 30/10, Hanoibooks đã gỡ bỏ nhiều bài đăng cũng như comment đối đáp gây tranh cãi. Đồng thời, đơn vị này cũng đã đăng tải ảnh chụp lá đơn trình báo về hành vi lợi dụng mạng xã hội để bôi nhọ uy tín, danh dự - lá đơn được cho là nhằm vào trang Mangaholic cùng một số độc giả đã bình luận công khai trên fanpage của Hanoibooks.
Rất văn vẻ nhưng lại sai chính tả
Theo cập nhật trên trang Mangaholic – một trong hai bên tham gia tranh cãi, hiện các bản sách Tứ quái TKKG do Hanoibook phát hành đều đã bị trang thương mại Fahasha gỡ bỏ khỏi danh mục sản phẩm bày bán. Đây là động thái được nhiều netizen ủng hộ, bởi nó thể hiện tinh thần bảo vệ tác quyền của trang thương mại này.
Phát ngôn và chính tả đều đi vào lòng đất
Một nickname nhưng hai tâm hồn
Phản ứng của Fahasha