Hình tượng hồ ly vốn đã quá quen thuộc với các fan cứng của dòng phim giả tưởng từ Trung sang Hàn. Ở mỗi tác phẩm, các nhà làm phim đều rất chú trọng việc xây dựng hình ảnh dàn yêu hồ với vẻ đẹp ma mị, đôi khi là gây ám ảnh với người xem. Dĩ nhiên vẫn có rất nhiều điểm khác biệt hoàn toàn trong khai thác câu chuyện hồ ly của nền điện ảnh hai quốc gia.
Đẹp là đặc điểm chung, nhưng tạo hình hồ ly phim Trung ấn tượng hơn hẳn
Sự trở lại của Lee Dong Wook trong bộ phimBạn Trai Tôi Là Hồ Ly đã ngay lập tức gây chú ý với hình ảnh "chú hồ ly" đẹp không tì vết. Ngay cả nam phụ Kim Bum cũng khiến khán giả ngất ngây ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chẳng riêng gì Lee Dong Wook hay Kim Bum, trước đó, hai nàng "hồ ly" Kim Tae Hee (Cửu Vĩ Hồ) và Shin Min A (Bạn Gái Tôi Là Hồ Ly) cũng từng gây thương nhớ khắp màn ảnh nhỏ. Thế nhưng về cơ bản, tạo hình hồ yêu phim Hàn không khác người thường là bao.
Lee Dong Wook tái xuất siêu đỉnh trong Bạn Trai Tôi Là Hồ Ly
Bạn còn nhớ nàng "hồ ly" Shin Min A xinh đẹp chứ?
"Hồ ly" Kim Tae Hee xinh đẹp trong Cửu Vĩ Hồ
Về mặt tạo hình hồ ly, điện ảnh xứ Trung cũng đã làm rất tốt khi đem đến cho khán giả dàn yêu hồ đẹp ma mị trong từng khoảnh khắc. Những nàng hồ ly đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ có thể kể đến như: Lưu Thi Thi (Liêu Trai Kỳ Nữ), Lưu Diệc Phi (Thiện Nữ U Hồn), Trương Hinh Dư (Bảng Phong Thần Anh Hùng), Châu Tấn (Họa Bì). Thậm chí ở tuyến hồ ly nam, Đặng Luân (Phong Thần Diễn Nghĩa) hay Vu Mông Lung (Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa) cũng khiến khán giả phải "hú hét" vì khí chất ngút ngàn. Nhìn qua có thể thấy hình tượng yêu hồ trong phim Trung đa dạng cách hơn hẳn phim Hàn.
Hai lần hóa thân thành hồ ly của Lưu Diệc Phi
Nàng Đát Kỷ xinh đẹp yêu kiều Trương Hinh Dư của Bảng Phong Thần Anh Hùng
Châu Tấn gây ám ảnh với tạo hình hồ ly trong Họa Bì
Chàng hồ ly điển trai quên sầu Đặng Luân của Phong Thần Diễn Nghĩa
Yêu hồ xứ Hàn chiến đấu ở thời hiện đại đỉnh ngang ngửa hồ ly cổ trang Hoa ngữ
Những bộ phim mang chủ đề yêu hồ giả tưởng của điện ảnh Hàn thường tập trung vào bối cảnh thời hiện đại với những câu chuyện cuộc đời ngàn kiếp đặc biệt. Còn các nhà làm phim Hoa ngữ lại tập trung ở bối cảnh cổ trang, nơi hồ ly có thể hoạt động "bầy đàn" để hoàn thành sứ mệnh mà gia tộc giao phó. Đối với những cảnh quay ở thời cổ đại thì hiệu ứng phép thuật huyền ảo sẽ giúp hồ ly xứ Trung trở nên ma mị và gây ám ảnh với khán giả. Tuy nhiên, yêu hồ xứ sở Kim Chi cũng không hề thua chị kém khi đem đến những pha "hiện nguyên hình" siêu đỉnh. Thế mới thấy, đã là hồ ly thì dù ở thời cổ trang hay hiện đại vẫn cứ máu chiến như thường và đánh phát nào trúng phát ấy.
Hiệu ứng biến hình đỉnh cao trong phim cổ trang Hoa ngữ
Cổ Lực Na Trát "biến hình" siêu ấn tượng
Pha chiến nhau máu lửa của hai "anh cáo" trong Bạn Trai Tôi Là Hồ Ly
Hồ ly nào cũng vì yêu mà đến nhưng vì yêu mà "hóa hắc" thì chỉ có thể là phim Trung
Có một điều rất dễ nhận ra là bất cứ bộ phim mang đề tài hồ ly nào cũng gắn liền với một câu chuyện tình yêu xuyên kiếp hay mối nhân duyên định mệnh của cặp đôi chính. Giống như "anh cáo" Yi Yeon (Lee Dong Wook) trong Bạn Trai Tôi Là Hồ Ly chẳng hạn, vì tìm mối tình đầu mà lưu lạc nhân gian. Hay nàng hồ ly Miho (Shin Min Ah) của Bạn Gái Tôi Là Hồ Ly đã vì yêu mà chấp nhận ở lại thế giới hiện đại, nơi vốn không thuộc về mình.
Hồ ly nào thì cũng vì tình mà lưu lại nhân gian
Về câu chuyện tình yêu của hồ ly trong phim Trung, biên kịch đã thổi vào rất nhiều yếu tố kỳ ảo để tạo nên những thước phim gây ám ảnh. Đặc biệt là khi dàn yêu hồ này "hóa hắc" và bất chấp thủ đoạn nhằm đạt mục đích cuối cùng là trả thù. Chắc hẳn bạn còn nhớ nàng hồ ly Bạch Khiêm Sở (Lưu Diệc Phi) trong Nhất Đại Yêu Tinh, ma nữ Tiểu Duy (Châu Tấn) ở Họa Bì hay chàng Hồ Yêu Vương (Đặng Luân) của Phong Thần Diễn Nghĩa, một khi đã "hóa hắc" thì đáng sợ vô cùng.
Châu Tấn ma mị cùng màn lột da trong Họa Bì
Đặng Luân và pha biến hình gây ám ảnh
Còn đây là hình ảnh của nàng hồ ly Bạch Khiêm Sở (Lưu Diệc Phi)
So với hồ ly trên phim Hoa ngữ, yêu hồ của màn ảnh xứ sở Kim Chi có vẻ "hiền" và sống lý trí hơn nhiều. Không điên tình đến mức bất chấp thủ đoạn để giành giật người mình yêu, cũng chẳng cần trả thù một cách tàn độc. Vì đa số đều ở tuyến nhân vật chính diện nên dàn yêu hồ xứ Hàn thường nhận về cái kết có hậu hơn đôi chút. Hồ ly xứ Trung thủ đoạn tàn độc, một khi "hóa hắc" thì chỉ biết cắm đầu trả thù và thường là chết thảm.
Yêu hồ trong phim Trung thủ đoạn tàn độc nên thường nhận về cái kết thảm
Thế nhưng điện ảnh Hoa ngữ những năm gần đây cũng đã thay đổi rất nhiều khi xây dựng hình tượng hồ ly siêu đáng yêu với câu chuyện tình ngọt ngào cũng chân mệnh thiên tử của đời mình. Điển hình phải kể hai cô nàng hồ ly Bạch Thiển (Dương Mịch) của Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa và nàng Phượng Cửu (Địch Lệ Nhiệt Ba) trong Tam Sinh Tam Thế Chẩm Thượng Thư.
Nàng hồ ly Bạch Thiên xinh đẹp
Và "cô cháu gái" hồ ly Phượng Cửu đáng yêu
Vừa mang nét tương đồng lại vừa có những điểm khác biệt tạo nên phong cách riêng, nhưng dù là hồ ly trong phim Trung hay phim Hàn cũng đều khiến khán giả mê mẩn bởi vẻ đẹp ma mị cùng khí chất ngút ngàn.
Nguồn ảnh: Weibo, Baidu