Lý Công Uẩn: Đường Tới Thành Thăng Longđược đài VTV nắm bản quyền công chiếu lần đầu ở thời điểm năm 2010. Đầu tháng 10/2020, một kênh Youtube đã "vượt rào" đăng lại hai đoạn trích ngắn của phim lên mạng. Từ nội dung của hai đoạn cắt ngắn này, phim đã nhận về vô số tranh cãi xoay quanh độ chính xác liên quan đến các dấu mốc lịch sử.
Trang Youtube đăng tải đoạn trích của "Lý Công Uẩn: Đường Tới Thành Thăng Long"
Sau khi nhận thấy đoạn trích của mình có vẻ gây tranh cãi, kênh Youtube nói trên đã nhanh chóng xóa đoạn trích sau đó đăng lại một đoạn trích khác. Nhiều khán giả đã kịp xem hai đoạn trích bí ẩn kia và chia sẻ lại cảm nhận của mình trên mạng xã hội. Trong đó, có một bài viết đặt vấn đề rằng kịch bản phim đã "nhuốm đen" nhân vật Lê Hoàn. Bài đăng này chỉ rõ, trong một số đoạn trích của Lý Công Uẩn: Đường Tới Thành Thăng Long đã mang tới hình ảnh của Lê Hoàn bị xuyên tạc hoàn toàn. Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) bị miêu tả là một hôn quân chỉ biết sống xa hoa, hưởng lạc. Cụ thể hơn, tài khoản này chỉ ra chi tiết, có một nhân vật trong phim thậm chí còn gọi vua Lê Đại Hành là "hôn quân".
Bài chia sẻ của khán giả xem "Lý Công Uẩn: Đường Đến Thành Thăng Long"
Dưới phần bình luận, khá nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Một bên cho rằng phim ảnh chỉ là phóng tác nên quan trọng là khán giả được thưởng thức nghệ thuật chứ không cần quá chú trọng độ chính xác. Đối đầu là phe cho rằng làm phim lịch sử thì chỉ nên thêm thắt cho thú vị chứ không nên gọi một vị anh hùng dân tộc là "hôn quân", đó là "đổi trắng thay đen".
Một vài tranh cãi rất gay gắt của khán giả am hiểu về nội dung của "Lý Công Uẩn: Đường Đến Thành Thăng Long"
Những ý kiến của khán giả về "Lý Công Uẩn: Đường Tới Thành Thăng Long":
- Phim nước ngoài cũng pha trộn thêm bớt yếu tố để cho phim diễn biến sinh động hơn kia. Cứng nhắc.
- Nên nhớ đây là phim Nhà nước đặt hàng. Và cũng nên nhớ, thêm bớt không có nghĩa là biến 1 minh quân thành hôn quân.
- Biến Lê Hoàn thành hôn quân thôi là chả có khung gì cả rồi. Sách giáo khoa miêu tả hoàn toàn là minh quân, phim lại tả hôn quân, bị cấm là đáng.
- Cổ xuý! Thực sự cổ xuý! Viết chính sử, đồng ý, đến vua cũng không được đọc, nhưng xin lỗi các bạn có sống ở thời đó không? Đến con kiến còn tranh giành kiến thường kiến thợ. Con người thì nhiều dục vọng hơn nhiều. Nên lịch sử là 1 phần để con người hướng tới. Xem phim đã, tốt - xấu tự con người chắt lọc. Sợ nhất là tốt - xấu mà không được phơi bày ra. Tự ti dân tộc ai cũng có nhưng đừng biện minh được không? Nhìn nhận cái mới để phát triển chứ đừng cổ xuý để tự ti là dân mình thế nọ thế kia. Tôi và bạn là người đẻ ở đất này, đam mê lịch sử đất này. Vì mình có tự tôn dân tộc. Nhưng mình làm phim có đẹp không? Có ổn không? Chân thiện mỹ nó nằm ở đâu? Đến cơm bạn ăn, áo bạn mặc, công nghệ ở đâu ra? Ai cũng là con người cũng đều có hy vọng. Đều có sân si! Sao phải cổ xuý? Nhẹ nhàng hơn chút được không? Hãy xem nó là tác phẩm nghệ thuật thôi. Chính sử cũng chửi bới rồi. Các bạn tra Google cũng biết và nói nó không đúng sự thật rồi! Đúng hay sai cãi nhau giải quyết được không? Hãy xem nó là tác phẩm nghệ thuật thôi. Sai chính sử cũng được. Nhưng chiếu xem thử để đông đảo người VIỆT xem trước đây nước mình ra sao! Sai cũng được nhưng vẫn tự hào đánh mình đã giặc phía Bắc.
- Mới trích đoạn 1 tập đầu mà, biết đâu NSX thích kiểu motip cua gắt, sau mới đưa Lê Hoàn về mạch truyện chính thống. Lúc đầu 1 kiểu khác để thực hiện mưu kế gì đó. Dù sao thì sử sách thời đó cũng ko còn nhiều để căn cứ, nếu có 1 ngày được xem cả phim thì mới có câu trả lời.
- Ông mà không nói ra thì chả ai biết được là sai những chi tiết đấy. Khán giả mù tịt
Nguồn: Fanpage Đại Việt Cổ Phong
Hai luồng ý kiến, bên nào cũng có cái lý của mình. Một bên cho rằng phim tôn vinh lịch sử thì không nên làm xấu hình ảnh anh hùng dân tộc. Bên còn lại chỉ ra được rằng phim ảnh là loại hình nghệ thuật, và vị trí của chúng nên dừng lại ở đó. Câu hỏi đặt ra là liệu có bao nhiêu khán giả đủ minh mẫn như những bình luận trong bài đăng? Đủ tỉnh táo để phân biệt đâu là phim, đâu là sử?
Nguồn ảnh: Chụp màn hình và tổng hợp