Cảnh quay Húc Phượng và Cẩm Mịch trong Hương mật tựa khói sương ôm nhau lăn từ sườn núi xuống, chỉ có điều mạng che mặt ban đầu ở trên mặt của Cẩm Mịch, nhưng lúc này người xem lại thấy mạng che lại ở trên mặt của Húc Phượng?
Hình ảnh Nhị Đang Gia trong Đại thoại Tây Du bị yêu nhện dùng lưới trói chặt nhưng thực tế ai cũng nhận ra dễ dàng hai tay của anh chàng đang bám vào mạng nhện chứ đâu phải bị trói.
Thì ra đèn điện đã xuất hiện tại Trung Quốc từ thời phong kiến lận. Đây là một phân cảnh trong phim Mộc phủ phong vân.
Thật khó phát hiện được có lỗi hay sơ suất gì trong cảnh này của Chân Hoàn truyền kỳ. Nhìn kỹ đôi giày Hoa bồn đế trên chân của Chân Hoàn mới phát hiện, thì ra phần đế sử dụng keo dính chứ không phải giày xịn.
Quân đoàn phía sau Lưu Diệc Phi bỗng dưng bốc hơi một cách lạ kỳ chỉ sau một pha chuyển máy.
Súng không có cò thì bắn sao nổi chàng sĩ quan trẻ ơi?
Hình ảnh rồng trên trang phục của Càn Long trong Diên Hy công lược khiến người xem phì cười, không hiểu đó là rồng cười hay rồng khóc nữa.
Yêu quái lưỡi dài thì dài thật nhưng vẫn còn lưỡi người phía dưới kia mà. Có lẽ tổ hóa trang hoặc kỹ xảo nên giấu lưỡi thật của diễn viên cho kỹ hơn thì tốt biết mấy.
Phim cổ trang mà sao xuất hiện lắm công tơ điện, cục làm mát điều hòa thế này? Hẳn là công nghệ đã phát triển từ cách đây cả nghìn năm trong phim Tình yêu ngàn năm.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, hình ảnh chàng Trương Vô Kỵ (Tô Hữu Bằng) khiến khán giả thích thú khi mang dép lê để luyện nội công thay vì một đôi giày vải. Tổ phục trang của phim quả là có đầu óc sáng tạo và hài hước.
Có ai làm ơn gọi anh chàng trên giường kia ra khỏi ống kính máy quay một lúc có được không?
Thời cổ đại ở Trung Quốc đã có hệ thống cống ngầm và nắp cống hiện đại như vậy rồi.
Tài tử Lâm Phong cài tạm điếu thuốc lên mũ bình thiên như thế này cũng là một sáng kiến hay, khi đạo diễn hô ngừng quay là sẵn có cái để giải khuây luôn.
Hình ảnh trong phim Người đàm phán, chiếc điện thoại của Hoàng Tử Thao ban đầu chỉ hơi thò ra khỏi hộp một chút xíu, nhưng qua cảnh sau thì đã lộ hẳn ra ngoài như hình bên dưới.
Cảnh Trần Vỹ Đình bị giáo đâm trong phim Túy linh lung có vẻ khá vô lý, bởi rõ ràng giáo đâm vào mạn sườn nhưng khi chuyển cảnh, giáo được rút ra và vết thương lại đúng phần giữa ngực.