Lịch sử điện ảnh đã ghi nhận lại những tựa phim siêu anh hùng hay nhất mọi thời đại. Nhưng nếu nhìn lại, dòng phim về những người hùng mặc đồ bó vẫn không thiếu những tác phẩm tệ hại khiến người xem chỉ biết thở dài ngán ngẩm.
Vậy trong bài viết này, hãy cùng nhau điểm danh trước 8 bộ phim siêu anh hùng tồi tệ nhất từ trước đến nay nhé! Bạn sẽ nhận ra phim siêu anh hùng của DC vẫn còn khá khẩm chán.
1. The Crow: Wicked Prayer
Ra mắt lần đầu năm 1994, The Crow với sự tham gia của Brandon Lee đã trở thành một bộ phim nổi đình nổi đám lúc bấy giờ. Bộ phim được dựa trên bộ truyện tranh siêu anh hùng cùng tên của James O'Barr và trở thành một trong ba tác phẩm của Miramax cùng với Pulp Fiction và Clerks.
Tuy nhiên, các bộ phim từ thương hiệu nhượng quyền của The Crow sau này lại không mấy thành công.
Crow: City of Angels (1996) và The Crow: Salvation (2000) đã nhận nhiều lời chê bai từ khán giả và các nhà phê bình nhưng The Crow: Wicked Prayer (2005) mới là phần cuối cùng chấm dứt chuỗi nhượng quyền thất bài từ thương hiệu này.
2. The Phantom
Những năm 1980 và 1990 là những thập kỷ tuyệt vời đối với nam diễn viên Billy Zane cho đến khi anh đảm nhận vai 1 siêu anh hùng trong bộ phim được đầu tư lớn là The Phantom.
The Phantom được xem là 1 thất bại phòng vé, thậm chí phim còn không đạt được 20 triệu đô la tại thị trường nội địa.
3. Sky High
Trước khi thâu tóm Marvel studio, Disney đã từng phát triển 1 thương hiệu siêu anh hùng nhượng quyền thương mại của riêng mình giống như cách mà Sony đã gặt hái thành công vơi bộ ba Spider-Man của đạo diễn Sam Raimi.
Sky High của Disney được phát hành năm 2005 với sự tham gia của Kurt Russell và Kelly Preston. Bối cảnh phim là một trường trung học dành cho các siêu anh hùng tuổi teen nhưng câu chuyện về Will Stronghold trong Sky High lại không đủ hấp dẫn khán giả khiến bộ phim nhanh chóng bị lãng quên.
4. Spawn
Ra mắt năm 1997, bộ phim Spawn được chuyển thể từ bộ truyện kinh dị cùng tên bị chê vì có phần kỹ xảo giả tạo. Đồng thời, nhiều nhân vật được ưa thích cũng không góp mặt. Song, nhiều tín đồ truyện tranh lại đánh giá cao khi Spawn bám sát sườn nguyên tác, khi khắc họa một cách rùng rợn và bạo lực hành trình chuộc tội của gã lính đánh thuê đã bán linh hồn cho quỷ.
Gần đây, đạo diễn Kevin Smith và họa sĩ sáng tạo ra Spawn - Todd McFarlane đang có kế hoạch tái khởi động lại thương hiệu này.
5. Bulletproof Monk
Paul Hunter đã làm đạo diễn cho những video ca nhạc từ những năm 1990 đến 2010 những cho những người nổi tiếng như Snoop Dogg, Aaliyah, Eminem, Mariah Carey, Jennifer Lopez, Janet Jackson, Marilyn Manson, Justin Timberlake, Britney Spears, Madonna, Lenny Kravitz, Pharrell và Jamie Foxx.
Vị đạo diễn video âm nhạc kỳ cựu cuối cùng cũng đã có màn chào sân ở lĩnh vực mới trong bộ phim Bulletproof Monk ra mắt năm 2003. Đây là một bộ phim siêu anh hùng tập hợp dàn diễn viên sáng giá gồm Crouching Tiger, Sean Yun William Fat và American Pie Seann William Scott. Thế nhưng không hiểu sao Bulletproof Monk vẫn không thể hấp dẫn người xem, thậm chí điểm đánh giá trên trang Rotten Tomatoes cũng không cao, chỉ 23%.
6. My Super Ex-Girlfriend
My Super Ex-Girlfriend ra mắt hồi năm 2006 khi mà các bộ phim hài lãng mạn vẫn chiếm ưu thế. Chính vì thế hãng Fox đã có 1 quyết định táo bạo làm ra 1 bộ phim lãng mạn kết hợp yếu tố siêu anh hùng với sự tham gia của Uma Thurman, Luke Wilson qua câu chuyện bạn gái cũ của anh chàng chính là nữ anh hùng sở hữu sức mạnh kinh ngạc.
Sau khi ra mắt, bộ phim ngay lập tập tức nhận hàng tá chê bai từ các nhà phê bình, doanh thu phòng bé thì lẹt đẹt và tiếp tục trở thành một trong những bộ phim rất dễ quên khi cố gắng theo đuổi thể loại siêu anh hùng.
7. Zoom
Diễn viên Tim Allen và Courteney Cox của Zoom (2006) đã chia sẻ một số điểm tương đồng với Sky High khiến bộ phim nhận lấy kết cục thất bại như người tiền nhiệm ra mắt 1 năm trước đó.Về cơ bản, phim vẫn bao gồm những siêu anh hùng thiếu niên đã được đào tạo nên giàu kinh nghiệm.
Nội dung mờ nhạt của Zoom cùng kỹ xảo yếu kém đã khiến bộ phim còn không thể thu hồi vốn khi doanh thu chỉ vỏn vẹn 12 triệu đô la trong khi kinh phí lên tới 75 triệu đô la. Đây đúng là 1 dự án đáng thất vọng của Sony trong thể loại siêu anh hùng.
8. Teenage Mutant Ninja Turtles
Nếu như phiên bản phim Ninja Rùa ra mắt từ những năm 1990 đã hấp dẫn trẻ em trên toàn thế giới thì dù Teenage Mutant Ninja Turtles (2004) đã biến những chú rùa vô tri giác ngày trước lên một tầm cao thực tế mới nhờ hóa trang và công nghệ kỹ xảo CGI năm 2007 hay có sự hậu thuẫn của nhà sản xuất Michael Bay, bộ phim vẫn nhận trái đắng và không đạt được thành công như mong đợi.
Nhiều khán giả chỉ trích việc biến những chú rùa siêu anh hùng hài hước thành những nhân vật CGI khờ khạo kiểu Transformers đã “làm mất cảm xúc như thời họ còn xem lúc nhỏ”.
Phần tiếp theo là Out of the Shadows ra mắt năm 2016 cũng không được lòng khán giả và các nhà phê bình chấp nhận. Trên Rotten Tomatoes, Teenage Mutant Ninja Turtles chỉ đạt 22%, con số thấp nhất trong toàn bộ lịch sử của nhượng quyền thương mại.