Kỳ án bảo tàng bí ẩn thế giới suốt 30 năm: mọi điều tra đều vào ngõ cụt sau 2 cái chết chấn động

Vụ trộm thế kỷ tại bảo tàng Isabella Stewart Gardner từng gây rúng động thế giới bởi sự “bốc hơi” của hàng loạt tác phẩm đắt giá. 30 năm sau, vụ án vẫn còn nhiều bí ẩn.

Bảo tàng mỹ thuật sở hữu vô số tác phẩm đắt đỏ nên thường xuyên bị "ghé thăm" bởi hội anh em siêu đạo chích. Nhiều thập kỷ qua, thế giới đã ghi nhận hàng ngàn vụ trộm tranh khác nhau nhưng hiếm khi nào phá án khó khăn như sự kiện khét tiếng xảy ra tại bảo tàng Isabella Stewart Gardner (Boston, Mỹ). Thủ phạm khi đó đã giả mạo thành cảnh sát rồi cướp đi 13 kiệt tác quý giá, bao gồm tranh vẽ của danh họa Rembrandt, Johannes Vermeer, Edgar Degas và Édouard Manet, với tổng giá trị ước tính lên tới 500 triệu USD.

Kỳ án bảo tàng bí ẩn thế giới suốt 30 năm: mọi điều tra đều vào ngõ cụt sau 2 cái chết chấn động - Ảnh 1.

Bảo tàng Isabella Stewart Gardner ở Boston, Mỹ là nạn nhân của vụ trộm tranh lớn nhất lịch sử

Cho đến nay, số tranh mất đi từ vụ cướp táo bạo này vẫn chưa tìm lại được. Ký ức chóng vánh của nhân chứng cũng mở lối cho 1001 giả thuyết và trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo hấp dẫn. Trước đây, vụ án từng được nhắc đến trong phim hoạt hình The Simpsons, series The Blacklist, The Venture Bros.Blindspot.

Vụ cướp từng trở thành cảm hứng châm biến trong nhiều tác phẩm truyền hình

Còn mới đây nhất, series tài liệu This Is A Robbery: The World’s Biggest Art Heist (Vụ Trộm Tranh Lớn Nhất Thế Giới) sắp ra mắt của Netflix lại tập trung phân tích nhiều hơn về vụ cướp nổi tiếng. Bộ phim gồm bốn tập hứa hẹn đem tới "một câu chuyện tội phạm có thật rất bùng nổ và kịch tính, cài cắm nhiều chi tiết châm biếm hài hước", theo lời giới thiệu của nhà sản xuất Jane Rosenthal.

Vụ trộm tranh dài nhất lịch sử, giả bộ cảnh sát thản nhiên ăn cắp

Ngày 18 tháng 3 năm 1990, nhân viên an ninh Rick Abath đang trực ca đêm trong bảo tàng Isabella Stewart Gardner cùng đồng nghiệp Randy Hestand. Đột nhiên, có hai người đàn ông nọ ăn mặc như cảnh sát xông đến lúc 1h24 sáng vì một số "khiếu nại làm phiền" vô căn cứ. Anh bảo vệ trẻ tuổi Abath lúc ấy mới lo lắng gọi đồng nghiệp ra gặp mặt, không hề biết rằng họ chuẩn bị sa lầy vào lưới của những tên trộm.

Ngay lập tức, hai tên cảnh sát giả mạo tấn công Abath và Hestand. Chúng bịt mắt, miệng bằng băng keo rồi nhốt nạn nhân vào trong tầng hầm phía dưới. Cả bảo tàng lúc này trống không nên những kẻ đột nhập tha hồ hành sự và chỉ rời đi sau khi lấy hết đoạn băng từ camera an ninh lúc 2h45 sáng. Vụ việc được đánh giá là màn trộm tranh dài nhất lịch sử khi kéo dài 81 phút, để lại nhiều tổn hại to lớn.

Kỳ án bảo tàng bí ẩn thế giới suốt 30 năm: mọi điều tra đều vào ngõ cụt sau 2 cái chết chấn động - Ảnh 3.

Tình trạng khốn khổ của nạn nhân Rick Abath khi được giải cứu

Kỳ án bảo tàng bí ẩn thế giới suốt 30 năm: mọi điều tra đều vào ngõ cụt sau 2 cái chết chấn động - Ảnh 4.

Chân dung phác họa về 2 tên trộm giả mạo cảnh sát

Bên cạnh loạt tranh nổi tiếng của các tác giả Rembrandt, Manet, Vermeer thì bọn trộm còn lấy thêm một chiếc bình cổ Trung Quốc cùng nhiều phác thảo quý khác. Tổng cộng có 13 tác phẩm nghệ thuật bị mất tích, gây thiệt hại kinh khủng lên đến 500 triệu USD.

Kỳ án bảo tàng bí ẩn thế giới suốt 30 năm: mọi điều tra đều vào ngõ cụt sau 2 cái chết chấn động - Ảnh 5.
Kỳ án bảo tàng bí ẩn thế giới suốt 30 năm: mọi điều tra đều vào ngõ cụt sau 2 cái chết chấn động - Ảnh 6.

Hiện trường lộn xộn sau vụ cướp đem lại thiệt hại hàng trăm triệu USD

Phải tới 8h15 sáng cùng ngày thì các điều tra viên mới có mặt tại bảo tàng Isabella Stewart Gardner. Dấu vết đập phá ở nơi đây khiến quang cảnh phòng trưng bày trở nên lộn xộn khủng khiếp. Tuy giải cứu thành công 2 nạn nhân nhưng cơ quan chức năng lại không thể nào phá án, mở đầu 30 năm điều tra khó khăn.

30 năm phá án mệt nghỉ, cái kết đi vào ngõ cụt với 2 cái chết chấn động

Không bắt được hung thủ đã đành, bảo tàng Isabella Stewart Gardner còn kém may mắn hơn khi chẳng thể nào tìm lại số tranh đã mất. Vì tính chất phức tạp nên Ban quản lý bảo tàng còn từng đưa ra phần thưởng 10 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin mới liên quan đến vụ án.

Một vài bức tranh đắt giá trong tổng số 13 tác phẩm bị mất tích

Kết quả tích cực duy nhất là vào năm 2013, FBI thông báo xác định được 2 nghi phạm là George Reissfelder và Lenny DiMuzio - tuy nhiên, họ đều qua đời chóng vánh ngay sau khi vụ cướp kết thúc. Cái chết bất ngờ và bí ẩn này được suy đoán rằng có liên quan tới tội phạm có tổ chức, đặc biệt là giang hồ Ailen và Mafia Ý. Còn số phận các bức tranh thì có thể đã bị sử dụng như tiền tệ hoặc công cụ thương lượng ngoài vòng pháp luật.

Kỳ án bảo tàng bí ẩn thế giới suốt 30 năm: mọi điều tra đều vào ngõ cụt sau 2 cái chết chấn động - Ảnh 8.

Nghi phạm còn sống duy nhất là trùm ma túy Robert Gentile - người vừa được trả tự do từ năm 2019

Hiện tại vẫn còn trùm ma túy Robert Gentile ở New England là nghi phạm cuối cùng còn sống sót. Thế nhưng, ông một mực phủ định cáo buộc và chỉ trích những bài báo về mình là "lời nói dối bị giấu kín". Vụ án trộm tranh năm xưa rốt cuộc vẫn chưa thể kết thúc, nhất là khi số tranh quý "bốc hơi" toàn tập và không hề có dấu hiệu quay trở lại.

Kỳ án bảo tàng bí ẩn thế giới suốt 30 năm: mọi điều tra đều vào ngõ cụt sau 2 cái chết chấn động - Ảnh 9.

Những khung tranh trống vẫn kiên nhẫn chờ đợi "chủ nhân" trở về an toàn

Trailer chính thức của This Is a Robbery: The World's Biggest Art Heist

Dự án phim tài liệu This Is A Robbery: The World’s Biggest Art Heist sẽ phát sóng trên Netflix vào ngày 7/4 tới đây, giúp khán giả khám phá sâu hơn về vụ trộm tranh lớn nhất thế giới.

Nguồn ảnh: Netflix, Tổng hợp


Kỳ án bảo tàng bí ẩn thế giới suốt 30 năm: mọi điều tra đều vào ngõ cụt sau 2 cái chết chấn động - Ảnh 11.