Chu Bá Thông
Lão ngoan đồng trong tiểu thuyết của Kim Dung thực chất sống vào cuối thời Bắc Tống, cùng thời với Vương Trùng Dương. Ông là người Ninh Hải, Sơn Đông, đồng hương với nhiều thành viên của Toàn Chân Thất Tử.
Chu Bá Thông ngoài đời không hề ngốc và cũng không gia nhập Toàn Chân
Trong thực tế, Chu Bá Thông không hề gia nhập vào phái Toàn Chân và là sư đệ của Vương Trùng Dương như Kim Dung mô tả. Nhưng không thể phủ nhận rằng ông rất ngưỡng mộ Vương đạo trưởng, khi mà trong một lần ghé thăm Sơn Đông, Vương Trùng Dương đã được Chu Bá Thông mời tới nơi cứ trú của mình, Kim Liên Đường để đàm đạo. Sau đó, ông cũng hỗ trợ Vương đạo trưởng thành lập Tam giáo Kim Liên hội.
Trần Viên Viên
Có lẽ đây là nhân vật được Kim Dung mô tả sát với nguyên bản ngoài đời thực nhất trong số các nhân vật kể trên. Bà được cho là có vẻ đẹp nghiêng sắc nghiêng thành, và cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho Trung Quốc phải trải qua chế độ đô hộ của 13 triều vua thời Mãn Thanh.
Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Trần Viên Viên
Trong thực tế, chính vì Lý Tự Thành vì quá sùng bái và chết mê chết mệt vẻ đẹp của nàng mà quyết tâm chiếm đoạt làm của riêng. Để rồi cũng chỉ vì người đàn bà này mà Ngô Tam Quế sẵn sàng bán đứng cả đất nước, đầu hàng và mở cửa cho quân Mãn Thanh tràn vào, tiêu diệt nhà Minh, thiết lập chế độ nhà nước mới.
Ông sẵn sàng bị người đời gắn cho cái mác Hán gian, cũng như chịu sự sỉ vả của sử sách chỉ vì một người con gái. Chỉ riêng chi tiết này thôi cũng đủ hiểu Trần Viên Viên xinh đẹp như thế nào. Xuất hiện ngắn ngủi trong một phần của Vi Tiểu Bảo, và dù đã ở độ tuổi xế chiều, nhưng sắc đẹp của Trần Viên Viên cũng đủ khiến cho nhân vật chính của chúng ta phải cố lắm mới tự chủ được khi đứng trước mặt bà.
Trần Hữu Lượng
Là một nhân vật phụ, chỉ xuất hiện thoáng qua trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, nhưng ít người biết rằng, ngoài đời, Trần Hữu Lượng lại là một cái tên vô cùng hiển hách trong lịch sử Trung Quốc.
Trần Hữu Lượng nhận sắc phong của Nguyên triều
Ông là thủ lĩnh quân phiệt thời "Nguyên mạt Minh sơ" trong lịch sử. Bối cảnh đất nước Trung Quốc bấy giờ khá phức tạp, thiên hạ chia làm 4. Một bên là Nguyên triều, tiếp đó là phe của Trần Hữu Lượng, hai thủ lĩnh của hai phe còn lại là Trương Sĩ Thành và Chu Nguyên Chương. Đông đảo như vậy, nhưng nếu xét về số lượng, chỉ có phe của Chu Nguyên Chương và Trần Hữu Lượng là có thực lực cũng như tiềm năng nhất lúc bấy giờ.
Và đương nhiên, hai nhân vật lẫy lừng này trong lịch sử rồi cũng có lúc phải chạm trán nhau. Sau 36 ngày chiến đấu liên tục tại hồ Bà Dương, Chu Nguyên Chương là người thắng cuộc, và lịch sử sau đó mở ra một triều đại mới cho Trung Quốc. Số phận của kẻ bại trân Trần Hữu Lượng cũng bi thảm không kém, khi ông bỏ xác nơi sa trường sau một trận mưa tên của đối thủ.
Trần Cận Nam
Nếu đã từng đọc qua Vi Tiểu Bảo, chắc bạn không còn cảm thấy lạ lẫm với cái tên Trần Cận Nam đâu nhỉ. Trong truyện, ông là giáo chủ Thiên Địa Hội, là sư phụ của Vi Tiểu Bảo và luôn sống chết với phong trào "phục Minh phản Thanh".
Trần Cận Nam trong phim Lộc Đỉnh Ký
Ngoài đời thật, Trần Cận Nam, tên thật là Trần Vĩnh Hoa là nhà chính trị, kinh tế, giáo dục siêu quần lúc bấy giờ. Chỉ tiếc là ông chọn nhầm chủ để thời, khi một lòng phò tá Trịnh Kinh ở đất Đài Loan. Sau này, nhận thấy Trịnh Kinh không còn tham vọng Tây chinh, cũng như con ruột của Trịnh Kinh là Trịnh Khắc Sảng đầu hàng nhà Thanh, lại còn bị Phùng Tích Phạm đố kỵ, ganh ghét, ông đã xin về ở ẩn tại Long Hồ nham rồi sau đó uất ức mà qua đời sớm.
Trong Vi Tiểu Bảo, Trần Cận Nam một lòng thờ phục Trịnh Kinh, đồng thời cũng là cái gai trong mắt của bè cánh Phùng Tích Phạm và Vi Tiểu Bảo.