Series Cổ Tích Việt Nam hẳn đã là cái tên gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Đó là những câu truyện mang đậm tính nhân văn, dễ xem, dễ nhớ nhưng không hề dễ quên. Có điều do sản xuất từ thế kỷ trước nên khâu hình ảnh, đạo cụ và kỹ xảo khá... giả. Ngược lại năm 2020, Phượng Khấuđược sản xuất với biết bao nhiêu công nghệ hiện đại, nhưng không hiểu sao về mặt sản xuất, phim vẫn còn nhiều điểm sơ sài hệt như series Cổ Tích Việt Nam lên sóng hơn hai thập kỷ trước.
1. Kỹ xảo y hệt phim cổ tích 20 năm trước
Phần hiệu ứng của Phượng Khấu là một điểm khá khó lý giải. Theo như đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh từng chia sẻ, phim không thể quay ở Kinh thành Huế được vì nhiều lý do: “Các công trình tại Đại nội hiện tại không đáp ứng đủ kịch bản của bộ phim, đặc biệt là khu điện Càn Thành, cung Khôn Thái và khu Lục viện - những bối cảnh chính của bộ phim, tất cả đều đã không còn bất kỳ dấu vết nào nữa. Đoàn phim cũng đã tính phương án tìm đến các khu phủ đệ của các Hoàng tử và Công chúa dọc khu Kim Long ven bờ sông Hương nhưng vẫn không khả thi”. Thế là ekip Phượng Khấu quyết định kỹ xảo vẽ nên những khung cảnh vô cùng sơ sài, thiếu chân thực.
Những bối cảnh thực hiện bằng kỹ xảo khá đáng tiếc ở cung đình trong "Phượng Khấu".
Lương Phi (NSƯT Tuyết Thu) diễn xuất trước phông xanh cứ như người chẳng liên quan gì đến cảnh.
Đèn thắp bằng nến nhưng sáng trưng như đèn điện.
Kỹ thuật sử dụng phông xanh và ghép vụng về này thực ra đã được áp dụng trong chuỗi phim Cổ Tích Việt Nam ngày trước. Cụ thể trong tập phim Xét Xử Tài Tình, cảnh xử án của quan huyện (NSND Hoàng Dũng) với dân làng (NSƯT Minh Vượng) cũng đã sử dụng biện pháp tương tự.
Kỹ thuật phông xanh từng được sử dụng trong phim "Xét Xử Tài Tình".
Đoạn diễn xuất trên nền kỹ xảo giả trân của NSƯT Minh Vượng trong phân cảnh với "quan huyện" Hoàng Dũng
Đối chiếu một số cảnh phim với ảnh thực ngoài đời của cung điện Huế, cũng có thể thấy sự khác biệt đôi chút về màu sắc. Màu của những viên ngói trông hơi chói hơn ngói trong cung điện thật ngoài đời. Có khả năng là vì trong phim, ekip muốn làm màu ngói mới hơn so với trong ảnh. Nhưng màu sắc của ngói vẫn khá thiếu chân thật.
Màu gạch ngói cung điện ngoài đời đã hơi ố vì thời gian
Mái ngói trong "Phượng Khấu" màu cam chói lọi trông như cung điện vừa được xây xong tối hôm qua.
2. Cảnh phim thiếu tính đồng nhất, chính xác
Cách bài trí, bố cục của các vật thể trong phim dường như không có sự đồng nhất. Lúc thì thừa món này, lúc lại thiếu món kia. Cụ thể là sân của chính điện trong cảnh giới thiệu phim ở tập 1, rõ ràng là có hai cái chum nước rất lớn giữa sân. Thế nhưng khi bá quan văn võ thiết triều, số lượng quá lớn khiến mọi người phải đứng đầy cả sân trước chờ được yết kiến đức Ông. Lúc này không hiểu vì sao mà hai chiếc chum lớn lại... biến mất. Câu hỏi đặt ra ở đây, chẳng lẽ là mỗi lần thiết triều, quân lính trong cung đã phải khiêng hai chiếc chum đi cất. Buổi triều vãn lại khiêng ra đặt lại vào chỗ cũ?
Hai chiếc chum nước trong sân chính của đại điện
Đến buổi thiết triều thì không thấy chum nước đâu nữa.
Tuy mới chỉ ra mắt một tập nhưng đã có thể thấy Phượng Khấu còn thiếu xót khá nhiều trong khâu sản xuất - kịch bản. Thậm chí, còn có thể so sánh phim với những series Truyện Cổ Tích Việt Nam từng lên sóng những năm 1990-2000 cũng không ngoa. Vì kỹ xảo làm phim vẫn chưa khác nhau là mấy. Tuy nhiên, Phượng Khấu mới chỉ khởi động chặng đường và chúng ta hoàn toàn có cơ sở hy vọng phim sẽ tiến bộ hơn trong tương lai.
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá sao về Phượng Khấu?
Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Phượng Khấu lên sóng tập đầu tiên vào 5/3, chiếu vào mỗi thứ 5 hàng tuần.