7) Bệ Ngạn
Bệ Ngạn là đứa con thứ 7 của Long Vương. Thời phong kiến, người ta thường chạm khắc hoặc vẽ hình Bệ Ngạn ở những nơi như công đường, nha môn,... với hi vọng hình dạng dữ dằn giống hổ, răng nanh dài sắc và cặp mắt đầy uy nhiêm của linh vật này răn đe được tội nhân. Bên cạnh đó, Bệ Ngạn vốn yêu thích sự công bằng, lý lẽ, lại rất trượng nghĩa nên nó càng thích hợp để xuất hiện chốn xét xử, phán án.
8) Phụ Hí
Khác với nhiều anh em của mình, Phụ Hí có hình dáng rất thanh nhã, yêu thích văn bia và chữ khắc. Thế nên, trên các văn bia thời trước thường có khắc hình Phụ Hí đẩ trang trí.
9) Si Vẫn
Si Vẫn còn được gọi là Si Vĩ, hình dạng nửa cá nửa rồng, miệng rộng, thân ngắn. Ban đầu Si Vẫn có nguồn gốc từ Ấn Độ, là vật cưỡi của nữ thần sông Hằng – Ganga và thần biển cả - Varuna. Sau này, vua Hán Vũ Đế đã đưa linh vật Ấn Độ này vào thần thoại Trung Hoa với sức mạnh tạo mưa, trừ hỏa hoạn.
10) Thao Thiết
Nhắc đến thần thoại Trung Hoa, Thao Thiết là quái thú cực kỳ nổi danh, được xếp vào Tứ đại hung thú thời thượng cổ. Ngoại hình của Thao Thiết cực kỳ kinh dị với thân mình nhiều lớp lông, đầu đội con lợn, hoặc có mình dê mặt người, mắt mọc dưới nách, răng như hổ, ...
Thao Thiết rất tham lam, nó cướp bóc và tích lũy của cải không ngừng. Ngoài ra, nó cũng phàm ăn thịt người.
11) Tiêu Đồ
Tiêu Đồ sống rất kín đáo, nó có hình dạng như một cái vỏ ốc cuộn tròn, không thích có kẻ khác xâm nhập lãnh địa. Vì thế nó thường được khắc hoặc dánh hình ở cửa nhà nhằm phòng trừ kẻ gian xâm nhập, giữ an toàn cho chủ nhà.
12) Công Phúc
Công Phúc có đầu rồng, bốn chân, đuôi và thân mình đều được phủ bằng vảy rồng. Do sơ ý phạm thiên quy mà bị đày, nhốt trong mai rùa khổng lồ để trông giữ chuyện đi lại trên sông trong 1000 năm.
Để ghi nhớ công coi giữ của Công Phúc trên sông, người dân thường tạc lại hình của linh thú này đặt trên phương tiện đi lại trên đường thủy hoặc các công trình liên quan đến sông ngòi.