Luận Tam Quốc: Tào Tháo, Anh hùng hay Gian hùng?

Tào Tháo, tên thật là Mạnh Đức, là một vị chính trị gia, nhà cầm quân lỗi lạc của Trung Hoa thời Tam quốc. Cuộc đời của ông đã trải qua không ít gian truân. Ông là một người có chí lớn, góp công lớn trong việc dẹp quân khăn vàng của Trương Giác.

Suốt cuộc đời chinh chiến, Tào Tháo luôn ôm một hoài bão đó chính là dẹp yên loạn lạc để thống nhất Trung Nguyên. Ông là người lập nên chính quyền Tào Ngụy đóng chiếm phía Bắc của Trung Quốc thời bấy giờ. Giấc mộng bá quyền của ông chỉ bị trì hoãn bởi liên quân Tôn-Lưu ở phía Nam. Tuy vậy, đối với người đời, ông được gán cho hình ảnh đa nghi, mưu mô xảo quyệt và vô liêm sỉ. Qua gần 2 thiên niên kỳ, thiên hạ vẫn không ngừng tranh cãi về Tào Tháo, anh hùng hay gian hùng?

Xuất thân dõng dõi tướng quốc thời Hán và niên thời của Tào Tháo

Luận Tam Quốc: Tào Tháo, Anh hùng hay Gian hùng? - Ảnh 1.

Xét về xuất thân, Tào Tháo là con của một viên tướng Thái úy thời Hán: Tào Tung. Do vậy, từ nhỏ ông đã sống trong nhung lụa, quyền tước. Nhưng khác với những nho sĩ khác, Tháo không hề thích học hành, suốt ngày lêu lổng, là cà chọc phá người khác. Ông đặc biệt thích nghiên cứu binh thư, thậm chí bộ "binh pháp Tôn Tử" được lưu truyền cho đến nay đều là chú giải của Tào Tháo. Ông còn viết một số binh thư, nhưng thật đáng tiếc vì đã thất truyền.

Do xuất thân là dòng dõi tướng quốc, sau này Tào Tháo có cớ để "phụng thiên tử, lệnh chư hầu". Hàng động này như giọt nước làm tràn ly, nó đã khiến bao nhiêu cái căm ghét của người đời nay hóa thành hai chữ "gian hùng".

La Quán Trung và ảnh hưởng của "Tam Quốc diễn nghĩa" đến Tào Tháo

Luận Tam Quốc: Tào Tháo, Anh hùng hay Gian hùng? - Ảnh 2.

La Quán Trung là một nho sĩ lỗi lạc, tư tưởng của ông được ảnh hưởng rất nhiều từ Đạo giáo – Phật giáo, kết hợp với học thuyết Khổng tử thời bấy giờ. Đối với ông, Tào Tháo tuy xuất thân từ dòng dõi nhà tướng, nhưng không hề có quan hệ họ hàng với Hán thất, nên mặc định cho đó là biểu tượng của một kẻ phản nghịch, mưu đồ soán ngôi. Qua đó, trong tác phẩm của mình, Tam Quốc diễn nghĩa, ông đã lấy Tào Tháo làm hình ảnh đối nghịch với một Lưu Bị dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương. Vì vậy, để tôn lên hình ảnh của một vị vua anh minh dòng dõi Hán Thất – Lưu Bị, đương nhiên Tào Tháo buộc lòng phải bị miêu tả như một tên gian thần.

Với sẵn tính cách gian xảo, mưu mô, Tào Tháo ngày càng bị ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ từ tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung. Từ đó về sau, hình ảnh của ông gắn liền với những cái xấu, những thứ không chính thống và tất nhiên là không được ca ngợi. Nhưng nên nhớ rằng, "Tam Quốc diễn nghĩa" chỉ là cái nhìn một chiều đến từ đại văn hào La Quán Trung mà thôi. Có trách thì chỉ trách La Quán Trung quá tài giỏi, tác phẩm của ông quá xuất sắc khiến nó lan truyền rộng rãi, và tất nhiên người chịu thiệt lớn nhất chính là Tào Mạnh Đức. Vậy, nếu xét từ một góc nhìn tổng quan, liệu Tào Tháo có đáng để bị gọi là gian thần?

Anh hùng hay Gian hùng?

Luận Tam Quốc: Tào Tháo, Anh hùng hay Gian hùng? - Ảnh 3.

Đây là một đề tài gây tranh cãi sâu sắc cho các nhà phê bình văn học và lịch sử suốt gần 2 thiên niên kỷ. Người đời gọi Tào Tháo là gian thần, còn ông, ông tự gọi chính mình là "gian hùng". Trong một điển tích, có lần Quan Vũ trò chuyện với Tào Tháo, Quan Công nhà ta đã chửi thẳng mặt ông là một tên gian thần. Tháo đáp:"Quan huynh đài, nếu như làm gian thần mà được sống yên ổn, ta xin được mang cái danh đó đến suốt cuộc đời". 

Câu nói đó như một lời đáp hùng hồn với thiên hạ rằng Tháo không bao giờ sợ bị mang tiếng xấu, suốt cuộc đời ông chỉ có một hoài bão, đó là thống nhất Trung Nguyên. Đây là cái chí của một đấng trượng phu, một người luôn lấy đại nghĩa làm trọng. Nếu xét về mặt lịch sử, ông là một người góp công không hề nhỏ để dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác. Đánh tan bè lũ Viên Thiệu và Lữ Bố để thống nhất phía Bắc Trung Quốc, lập nên nhà Ngụy. Sau khi dẹp loạn chư hầu, ông lấy cớ phụng thiên tử để nắm chính quyền, dời đô về Hứa Xương. 

Luận Tam Quốc: Tào Tháo, Anh hùng hay Gian hùng? - Ảnh 4.

Trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài liên miên, kinh tế bị tàn phá, ông chính là người đã đứng lên khôi phục lại nền nông nghiệp. Ông nhân danh Hán Hiến Đế công bố "Lệnh đồn điền":  Đối với thuật giữ vững quốc gia thì trước tiên phải làm cho quân đội mạnh lên và lương thực đủ ăn. Xưa nước Tần nghiêm khắc thực hiện vừa canh tác vừa tác chiến nên mới có thể thôn tính cả thiên hạ; sau Hán Vũ Đế cũng dựa vào chính sách đồn điền để bình định Tây Vực. 

Đó là biện pháp hay mà đời trước đã làm (Theo Wikipedia). Sau đó, nhiều chính sách nông nghiệp đã được ông liên tục thông qua. Rõ ràng, ông góp công không nhỏ cho việc phát triển nền nông nghiệp vững chắc của nhà Hán. Việc này chứng tỏ ông là một nhà chính trị, kinh tế học tài ba và lỗi lạc. Không dừng ở đó, Tào Tháo còn cho chúng ta thấy ông là một con người quân tử, rất coi trọng người có tài. Ngay kể cả "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung cũng không ít lần phải dùng những lời lẽ ca ngợi ông về những hành động quân tử của mình. Dù là kẻ thù bên kia chiến tuyến, ông vẫn rất ngưỡng mộ tài năng của các tướng như: Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân. 

Luận Tam Quốc: Tào Tháo, Anh hùng hay Gian hùng? - Ảnh 5.

Khi Quan Công vì thế cục phải về tay Tào Tháo, thay vì bắt nhốt, ông đã tiếp đã hết sức cung kính và nể trọng. Đích thân ra tận nơi để vái lạy, ông còn "thượng mã đề kim, hạ mã đề ngân" với Quan Vũ. Biết Trương Phi dũng mãnh, ông liền sai lính khắc tên Dục Đức vào vạt áo, để khi giáp mặt không được ỷ y xem thường. Đặc biệt, khi vây bắt Triệu Vân, ông đã lệnh cho quân sĩ không được bắn lén, mọi mũi tên đều phải hướng từ phía trước vị danh tướng này. Từ đó mới có tích "Triệu Vân một mình cứu ấu chúa" lừng lẫy. Đó chính là hành động của một bậc trượng phu, quân tử. Chả thế mà chưa bao giờ có một danh tướng nào rời bỏ ông, lần lượt: Tào Hồng, Trương Liêu, Từ Hoảng,… đều về hầu Tào Tháo. 

Thử hỏi bao nhiêu tên gian thần trong thiên hạ làm được điều này? Các điển tích về Tào Mạnh Đức hãy còn rất dài. Người đời đã dành cả mấy ngàn năm để nói về ông, chỉ vài chữ trên đây tất nhiên không bao giờ là đủ. Nhưng tất cả những điều kể trên một lần nữa khẳng định rằng: Tào Tháo là một danh nhân tài năng, một thiên tài kiệt xuất trong lịch sử Trung Hoa. Dù ông không đại diện cho chính nghĩa, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những gì mà ông đã để lại cho đời sau. 

Chẳng thế mà sau này, các học giả nổi tiếng đã lần lượt nhìn nhận tài năng của ông, nhiều người thậm chí còn nể phục và kính trọng. Lỗ tấn và Quách Mạt Nhược đều đánh giá Tào Tháo là anh hùng. Mao Trạch Đông từng nói Tào Tháo là vị đế vương mà ông nể phục nhất. Vì vậy, khách quan mà nói, nếu không được gọi là anh hùng, chúng ta hãy gọi Tào Tháo bằng hai chữ: Gian hùng.