Thực ra kết luận rất rõ ràng, Ngũ hổ Thục Hán có thể hoàn toàn đánh bại Ngũ hổ Lương Sơn. Chúng ta cùng so sánh các màn đấu tay đôi.
Quan Vũ và Quan Thắng
Người đứng đầu Ngũ hổ Thục Hán là Quan Vũ, võ nghệ và chiến tích của ông có lẽ nhiều người đã rõ như lòng bàn tay, số người chết dưới Thanh long yến nguyệt đao của ông đếm không xuể, chẳng hạn như một số nhân vật khá lợi hại như Hoa Hùng, Quản Hợi, Nhan Lương, Văn Xú... Quan Vũ là mãnh tướng giết được nhiều danh tướng nhất thời kì Tam Quốc.
Thanh long đao của Quan Vũ nặng tám mươi hai cân, đao nặng lực lớn. Trong "Thủy hử truyện", binh khí nặng nhất là của ai?
Là của Lỗ Trí Thâm, Thủy ma thiền trượng của ông nặng sáu mươi hai cân. Sức của Quan Thắng không thể vượt qua Lỗ Trí Thâm, có lẽ nhiều nhất cũng chỉ bằng sức của Kỷ Linh.
Đao pháp của Quan Thắng nhất định là món nghề gia truyền. Hậu duệ của Quan Vũ, Quan Bình, Quan Hưng đều bị giết khi Thục Hán diệt vong.
Vậy thì, Quan Thắng chỉ có thể tới từ nhánh Quan Sách, mà món nghề võ nghệ của Quan Sách lại khá bình thường, không đáng kể.
Gia Cát Lượng lúc nam chinh, Quan Sách cũng theo xuất chinh, Gia Cát Lượng lệnh Quan Sách tiên phong, nhưng Quan Sách lại không lập được chiến tích nào, không bằng cả Trương Dực, Mã Trung, có thể thấy võ nghệ của Quan Sách khá bình thường.
Vậy Quan Thắng có thể mạnh tới đâu?
Vì vậy, võ nghệ của Quan Thắng so với Quan Vũ có thể nói là một trời một vực, nếu hai người đấu tay đôi với nhau, dự là chỉ cần mười mấy hồi, Quan Vũ đã có thể dễ dàng đánh bại Quan Thắng.
Quan Vũ (trên) và Quan Thắng (dưới) trên màn ảnh nhỏ
Trương Phi và Lâm Xung
Binh khí của Trương Phi và Lâm Xung giống nhau, đều là Xà mâu, nhưng phong cách chiến đấu của hai người lại hoàn toàn trái ngược.
Trương Phi trước giờ tung hoành biên cương với sự uy phong dũng mãnh. Trương Phi cả đời chưa biết sợ ai bao giờ, toàn là người khác sợ ông.
Ngay tới cả thiên hạ đệ nhất, Lã Bố còn phải đố kị với Trương Phi, bản thân Trương Phi ở Bái thành còn từng vượt qua cả Lã Bố; Trương Phi có thể ba lần đánh bại mãnh tướng nổi tiếng của Tào Ngụy, Hứa Chử , còn có thể đánh cho Trương Cáp không còn khí thế.
Xà mâu, loại binh khí này nếu không phải mãnh tướng, khó lòng có thể phát huy ra được quyền uy của nó.
Đối với Lâm Xung mà nói, cá nhân người viết cho rằng Lâm Xung không hợp với loại binh khí này, Lâm Xung căn bản là không thể làm bộc phát ra được uy quyền của loại binh khí này.
Có thể nói là không thể so sánh với Trương Phi. Trương Phi là nam tử hán đỉnh thiên lập địa, vô cùng quyết đoán.
Còn Lâm Xung, tận sâu bên trong tiềm tàng một sự yếu đuối, nhu mì, cả đời nhẫn nhịn, khép nép, dè dặt, không hào sảng, quyết liệt một chút nào.
Chỉ mặt tính cách này của Lâm Xung đã không thể so sánh với Trương Phi. Nhiều nhất 10 hồi, Trương Phi đã có thể trấn áp Lâm Xung.
Trương Phi (trên) và Lâm Sung (dưới) trên màn ảnh nhỏ
Triệu Vân và Tần Minh
Cuộc đối kháng này không cần đánh giá, bởi lẽ khác biệt là quá lớn.
Triệu Vân là mãnh tướng có chiến tích huy hoàng nhất "Tam Quốc diễn nghĩa".
Số lần tham gia chinh chiến nhiều nhất, chiến thắng nhiều đứng đầu, giết không biết bao tướng địch, số lượt đấu tay đôi với tướng địch cũng nhiều nhất, khả năng thoát khỏi vòng vây cũng đứng đầu, khả năng phòng thủ, Triệu Vân mà đứng thứ hai thì không ai dám đứng nhất.
Tần Minh có thể lấy gì ra để so sánh với Triệu Vân? Bản thân Tần Minh chỉ hai mươi hồi thôi đã bị Sử Văn Cung đánh bại hoàn toàn, vậy thì sao có thể so sánh chứ đừng nói tới việc đánh tay đôi với Triệu Vân.
Triệu Vân (trên) và Tần Minh (dưới) trên màn ảnh nhỏ
Mã Siêu và Đổng Bình
Cặp này cũng không cần so sánh. Uy lực hai bên hiển nhiên không cùng một đẳng cấp.
"Tiền biểu Lã Bố, hậu biểu Mã Siêu", Mã Siêu là một trong những mãnh tướng nổi bật nhất Tam Quốc, võ nghệ cao cường, thân phận cao quý, lại đẹp trai, ngựa trắng thương bạc.
Trong trận Đồng Quan, 8,9 hồi thôi đã đánh lui được Vu Cấm, hai mươi hồi đánh bại Trương Cáp, vừa đánh đã thắng Lý Thông. Mã Siêu cả đời không biết thế nào là thất bại, có thể nói là bất khả chiến bại.
Đổng Bình thực ra là một người mặt người tâm thú, vì dục vọng của bản thân mà chuyện xấu gì cũng có thể làm ra.
Luận võ nghệ còn không vượt qua Quan Thắng và Lâm Sung, trình độ này, nếu muốn đối kháng với Mã Siêu, kết cục chắc không hơn gì nổi Vu Cấm, nhiều nhất mười mấy hồi là đã bị Mã Siêu đánh bại.
Đổng Bình (trên) và Mã Siêu (dưới) trên màn ảnh nhỏ
Hoàng Trung và Hô Diên Chước
Hoàng Trung và Hô Diên Chước là hai lão tướng, tương đối mà nói, tuổi của Hoàng Trung lớn hơn.
Hoàng Trung ở Trường Sa thành từng đánh hơn trăm hồi với Quan Vũ mà vẫn không phân được thắng bại, thậm chí còn được Quan Vũ tán dương.
Hoàng Trung có thể sử dụng thành thạo "nhị thạch lực cung"(một loại binh khí năm sao thời xưa), là một cung thủ bách phát bách trúng, vô cùng dũng mãnh.
Bản thân Hô Diên Chước trong cuộc đời chinh chiến của mình đã từng trải qua 9 lần "bất phân thắng bại", có thể thấy "trọng thủ khinh công", khả năng phòng thủ nổi bật hơn một bậc.
Nếu giao đấu với Hoàng Trung, có lẽ Hô Diên Chước có thể trụ được khoảng hơn ba chục hồi. Nếu để Hoàng Trung dùng tên, ngay lập tức có thể triệt tiêu Hô Diên Chước.
Hoàng Trung (trên) và Hô Diên Chước (dưới) trên màn ảnh nhỏ
Vì vậy, có thể nói, Ngũ hổ của Lương Sơn và Ngũ hổ của Thục Hán, hoàn toàn không phải là hai khái niệm ở cùng một tầng bậc.