Manhwa của Hàn Quốc có cùng nguồn gốc với manga của Nhật Bản và manhua của Trung Quốc. Tuy cả ba đều chia sẻ nhiều điểm chung, song mỗi loại đi theo những cách khác nhau về đề tài, hình ảnh và cách tường thuật câu chuyện, để phù hợp với ngữ cảnh văn hóa và lịch sử riêng của đất nước mình. Manhwa chịu ảnh hưởng của phim truyền hình hiện đại, dẫn tới việc đa dạng về loại hình. Song phong cách chủ yếu của manhwa tương tự như manga. Điểm khác biệt của manhwa có thể nhận thấy ở cách biên tập cốt truyện, cách tạo dựng của họa sĩ và các số ra định kỳ của bộ truyện. Trong những năm qua, không phủ nhận được sự thành công của manhwa tuy nhiên vì những bê bối từ việc "đạo nhái" trong quá khứ khiến cho những tác phẩm sau đó vẫn bị độc giả hâm mộ trên thế giới nhìn nhận với một ánh mắt nghi ngờ và định kiến. Cùng chúng tôi điểm qua 5 bê bối "đạo nhái" manga Nhật của manhwa Hàn bị fan gọi là "vết nhơ" không bao giờ gột rửa nhé!
King Of High School - Bá Vương Học Đường
Manga gốc: Slam Dunk - Rokudenashi Blues
Đây là một vụ việc đạo nhái rất nổi tiếng xuất hiện vào năm 2018. Dựa trên nhiều bằng chứng so sánh được từ Slam Dunk, Rokudenashi Blues và Bá Vương Học Đường, độc giả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đã phát hiện rằng tựa manhwa của tác giả Kim Sung Mo đã đạo ý tưởng từ hai manga nổi tiếng của Nhật Bản. Một số khung truyện của Bá Vương Học Đường thậm chí bê y nguyên từ Slam Dunk sang. Đến cả biểu cảm của nhân vật cũng bị sao chép thì khó có một lý do gì có thể phủ nhận được việc King Of High School - Bá Vương Học Đường là một tác phẩm "siêu đạo nhái" manga Nhật.
Kim Sung Mo sau đó phải tổ chức họp báo xin lỗi. Một thời gian sau, ông ra mắt Bá Vương Học Đường phần 2 với lời hứa không lặp lại sai lầm cũ. Đến nay thì ta vẫn chưa nghe thêm bất kỳ lùm xùm nào khác về tác phẩm này nhưng Bá Vương Học Đường phần 2 chẳng còn được mấy ai quan tâm nữa.
Ranma 1/3, Cao Thủ Bóng Rổ Hoàng Phi Hồng
Manga gốc: Ranma 1/2 - Hoàng Phi Hồng
Đây là một vụ việc diễn ra khá lâu rồi, vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước thì luật bản quyền của truyện Hàn Quốc chưa được siết chặt và vấn đề bản quyền truyện tranh vẫn chưa phát triển như ngày nay. Vì lý do này nên truyện lâu xuất hiện rất nhiều tại Hàn Quốc. Trong thời điểm đó, họa sĩ Han Sang Hoon là người đạt được thành công lớn nhất trong việc đạo nhái truyện tranh Nhật Bản.
Dưới tài năng của Han Sang Hoon, vô số tác phẩm "đạo nhái hoàn hảo" đã ra đời như: Ranma 1/3 với nam chính có thể biến thành con gái và thiên thần, Cao Thủ Bóng Rổ Hoàng Phi Hồng - tác phẩm kết hợp giữa Hoàng Phi hồng và Slam Dunk. Các tác phẩm đạo nhái này được đón nhận rất tích cực tại thị trường Hàn Quốc đem lại thu nhập khổng lồ cho bản thân tác giả.
Chính sự hưởng ứng tích cực của độc giả Hàn Quốc đối với các tác phẩm này của "đạo sĩ" họ Han khiến cho tận bây giờ các fan manga Nhật Bản cho rằng cộng đồng manhwa Hàn Quốc đã tiếp tay cho những tác giả "không làm mà muốn có ăn". Cho đến nay đây vẫn là một trong những bê bối khiến cộng đồng manhwa phải muối mặt.
The Cat On a Hot Tin Roof
Manga gốc: Monster - Evangelion
Chia tay với những vụ bê bối trong quá khứ chúng ta cùng nhau đến với một vụ việc mang tính thời sự hơn. Mới đây, một tựa manhwa/webtoon Hàn Quốc đã bị cộng đồng fan ép kết thúc bởi truyện sao chép rất nhiều từ hai tác phẩm nổi tiếng của Nhật Bản là Monster và Evangelion. Chính các độc giả Hàn Quốc đã đưa ra các bằng chứng cáo buộc tác giả khiến cho bản thân của vị "đạo sĩ" này không thể chối cãi vào đâu được.
Kết quả của làn sóng tẩy chay này khiến cho The Cat On a Hot Tin Roof không còn cửa sống nữa và đã biến mất chỉ sau 1 tháng phát hành. Rõ ràng hiện nay, văn hóa của độc giả manhwa đã thay đổi rất nhiều, họ mong muốn được đón nhận những sản phẩm tinh thần mang tính sáng tạo của tác giả chứ không phải đạo nhái để kiếm lợi nhuận một cách dễ dàng như trước.
Trên đây là 3 bê bối "đạo nhái" manga Nhật của manhwa Hàn bị fan gọi là "vết nhơ" không bao giờ gột rửa. Hiện tại cộng đồng manhwa Hàn Quốc đã và đang rất gay gắt trong việc tôn trọng tính sáng tạo, bản sắc và phản đối kịch liệt những hành động đạo nhái manga Nhật Bản tới từ những tác giả "không làm mà muốn có ăn" tại Hàn Quốc. Các bạn thấy sao về điều này, hãy để lại ý kiến của mình nhé!