Những bộ phim bi coi thường nhưng vẫn thành công vang dội ở phòng vé

Chịu không ít sự hoài nghi ban đầu, nhưng những bộ phim dưới đây đã thực sự trở thành bom tấn rạp chiếu

Trong ngành công nghiệp điện ảnh, kinh phí sản xuất có thể là một trong những yếu tố quan trọng nhưng không hoàn toàn đóng vai trò quyết định. Nhiều nhà sản xuất tài ba có thể mất nhiều năm nỗ lực để có đủ tài chính và đưa ý tưởng của họ trở thành hiện thực nhưng cuối cùng lại từ bỏ. Thậm chí nhiều đạo diễn bắt tay vào thực hiện những bộ phim với kinh phí nghèo nàn và ít ỏi, tuyệt vọng tới mức không dám giới thiệu tới công chúng. Tuy nhiên, đôi khi cả người xem hay các nhà phê bình phim không phải lúc nào cũng đúng, và đôi khi những bộ phim thoạt đầu không được đánh giá cao lại có thể là một kiệt tác.

Đôi khi một ý tưởng thú vị và diễn xuất tốt có thể bù đắp được lỗ hổng về kinh phí. Và dưới đây là những bộ phim có ngân sách thấp mà vẫn giành được tình yêu của người hâm mộ trên toàn thế giới.

Get Out (2017)

Get Out - Bộ phim trinh thám châm biếm kinh phí thấp của một đạo diễn nghiệp dư đã nhận được rất nhiều giải thưởng lớn, bao gồm: Giải Oscar cho kịch bản hay nhất, và cũng được đề cử cho Giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất và Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Câu chuyện là sự pha trộn của nhiều thể loại khác nhau: một bộ phim hài do diễn viên da đen thủ vai chính kết hợp với cả yếu tố rùng rợn và kinh dị. Bộ phim cũng phản ánh các vấn đề nổi cộm của xã hội như bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc…

Rất khó để biết được bộ phim thuộc thể loại nào vì đối tượng mà nó hướng tới khá rộng. Ví dụ, những người hâm mộ phim hành động sẽ nghĩ rằng bộ phim này quá dài vì chỉ có một nút thắt trong toàn bộ nội dung phim, và nó đã xảy ra ngay trước khi bộ phim kết thúc. Nhưng người xem và các nhà phê bình không chỉ chấp nhận sự pha trộn của các thể loại trong Get Out. mà họ còn cho rằng đó là một kiệt tác thực sự trong thể loại phim kinh dị.

Slumdog Millionaire (2008)

Bộ phim tội phạm này dựa trên nội dung một cuốn sách bán chạy được viết bởi nhà văn - nhà ngoại giao Ấn Độ, Vikas Swarup. Cuốn sách là câu chuyện về một chàng trai nghèo, may mắn được tham gia cuộc thi Ai là triệu phú và giành được tiền thưởng đổi đời.

Ý tưởng ban đầu khá là viễn vông. Đạo diễn, Daniel Boyle, đã quyết định kết hợp các yếu tố Hollywood với Bollywood để tạo nên bộ phim này. Cuối cùng bộ phim trở thành câu chuyện kinh điển về một người đàn ông nghèo nhưng trung thực, và nhờ đó trở nên giàu có – mô típ kiểu Lọ Lem. Nó đã mang lại cho đạo diễn Daniel rất nhiều giải thưởng, bao gồm: Một số giải Oscar, Giải thưởng Quả cầu vàng và giải thưởng từ Hiệp hội diễn viên truyền hình. Nhà làm phim đã khéo léo kết hợp yếu tố chân thực về cuộc sống kham khổ của những con người dưới đáy xã hội thuộc khu ổ chuột Ấn Độ, và yếu tố hư cấu giống như trong truyện cổ tích khiến người xem chờ đợi và nhen nhóm hy vọng về tương lai.

Paranormal Activity (2007)

Bộ phim kinh dị kinh phí thấp này được quay theo phong cách Pseudo-Documentary (quay giống như phim tài liệu nhưng không dựa trên các sự kiện có thật). Đoàn làm phim không hề hy vọng bộ phim sẽ đạt được thành công lớn, bởi thể loại này không phải là thứ mà nhiều người thích. Quá trình sản xuất rất đơn giản: tất cả cảnh quay được thực hiện ngay trong nhà của đạo diễn và chỉ kéo dài trong vẻn vẹn 1 tuần.

Nhưng chính phong cách phim đã khiến cho Paranormal Activity trở nên ly kỳ hơn. Bộ phim kinh dị có vẻ đơn giản đã thu về rất nhiều tiền và được đánh giá cao. Có một nhà phê bình phim đã nhận xét như sau: “Paranormal Activity là một trong những bộ phim đáng sợ nhất mọi thời đại. BẠN SẼ BỊ ÁM ẢNH vì những tác động tâm lý mà bộ phim để lại. Mặc dù bạn biết đó chỉ là câu chuyện không có thật, tuy nhiên, bạn không thể thoát khỏi cơn ác mộng mà bộ phim mang đến”.

Lost in Translation (2003)

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai người xa lạ dường như không hề có mối liên kết nào với nhau, vai diễn do Bill Murray và Scarlett Johansson thủ vai trở thành bom tấn trên khắp các lễ hội trên thế giới. Tuy nhiên, thật khó để xác định thể loại của Lost in Translation: nó không có đủ nội dung hài hước cho một bộ phim hài, nó quá thực tế cho một bộ phim tình cảm lãng mạn và nó không thực sự là một bộ phim truyền hình. Tuy nhiên, có rất nhiều cảm xúc và đoạn đối thoại cảm động.

Mặc dù vậy, các nhà phê bình cho rằng đạo diễn Sophia Coppola đã tạo ra một bộ phim gây tranh cãi nhưng vô cùng hài hòa, hài hước và nghiêm túc vừa đủ. Lost in Translation thành công bởi bộ phim đã khắc họa chân thực về cuộc sống của chúng ta: các nhân vật không hoàn hảo và không cố gắng thể hiện thứ tình cảm hào nhoáng và bóng bẩy như ngôn tình. Bạn có thể thấy đầy rẫy những kiểu người này trên đường phố mỗi ngày, và những mối quan hệ như vậy cũng không hề xa lạ.