Thế nhưng, 10 bộ phim sau, đã được giới phê bình gắn mác "dở tệ", vẫn "thần kỳ" góp mặt trong danh sách đề cử của Giải Oscar danh giá.
The Boss Baby (2017)
Được tạo nên bởi đạo diễn và nhà hoạt họa Tom McGrath, người đã tạo nên "Space Jam" và "Megamind", cộng thêm sự xuất hiện của những diễn viên lồng tiếng tài năng như Alec Baldwin và Steve Buscemi, không có nghi ngờ gì vào việc "The Boss Baby" sẽ là một bom tấn. Nhưng hãy thực tế một chút, bộ phim là về 1 em bé mặc vest, tự gọi mình là Boss, thực chất là một siêu điệp viên, không hẳn là bộ phim sẽ được bàn tán cả thập kỷ sau đây. Thực tế, mặc dù được đề cử Oscar cho Phim Hoạt hình xuất sắc nhất, nhưng giới phê bình lại chê bai không thương tiếc bộ phim này.
Click (2006)
Nếu bạn nói rằng năm 2006 có một bộ phim của Adam Sandler mà trong đó, anh ta đóng một gã tìm thấy chiếc điều khiển có thể thao túng thời gian mà lại được đề cử Oscar, chúng tôi hẳn sẽ cười bò trên sàn. "Click" rõ ràng không phải một bộ phim hay. Con số 32% trên RottenTomatoes và nhận xét của tờ Wall Street Journal đã chứng minh cho điều đó, nói rằng bộ phim "thật kinh tởm". Vậy mà bằng cách nào đó, "Click" làm được điều đó, với hạng mục "Hóa trang Xuất sắc nhất".
Batman Forever (1995)
Batman và Batman Returns, cả 2 đều là những bộ phim kinh điển của Tim Burton. Tuy vậy, "Batman Forever", được đạo diễn bởi Joel Schumacher, lại không được như vậy. Mặc dù dàn diễn viên xuất hiện những cái tên như là Val Kilmer, Nicole Kidman, Tommy Lee Jones và Jim Carrey ở đỉnh cao sự nghiệp những năm 90, bộ phim vẫn chỉ là nỗi thất vọng, nhưng vẫn hay hơn là phần phim sau đó. Tuy thế, phim vẫn được đề cử Oscar cho hạng mục Quay phim Xuất sắc nhất.
Alien 3 (1992)
David Fincher, đạo diễn của các siêu phẩm "Fight Club" và "The Social Network", không ngờ lại là đạo diễn của thảm họa này. Ông thậm chí đã bỏ rơi bộ phim, và năm 2009, ông còn nói "Ai cũng ghét Alien 3, nhưng chắc chắn tôi là người ghét nó nhất." Khi ông đồng ý chỉ đạo "Alien 3"- bộ phim nổi tiếng đầu tay của mình - ông vẫn còn đang độ 20 và làm việc dưới áp lục của hãng phim. Dù thế đi nữa, bộ phim vẫn kiếm về kha khá tiền và thậm chí còn được đề cử Oscar cho hạng mục Hiệu ứng Hình ảnh Xuất sắc nhất, nên ít ra vẫn không hẳn là thất bại toàn tập.
Suicide Squad (2016)
Với cả tấn sự thổi phồng, một dàn cast "toàn sao" và cốt truyện tuyệt vời, "Suicide Squad" đã "cuỗm" tới 746 triệu đôla trên khắp thế giới, nhưng đừng để điều đó đánh lừa bạn. Bộ phim chỉ là về 1 nhóm tội phạm phối hợp đánh bại một phù thủy xấu xa, đã bị "trù dập" không thương tiếc, thậm chí còn chỉ đạt 26% trên RottenTomatoes. Tuy vậy, điều đó không ngăn được đề cử Oscar cho Tạo mẫu tóc và Trang điểm Xuất sắc nhất đến từ Viện Hàn lâm, và sau cùng nó còn chiến thắng luôn giải thưởng này.
The Lone Ranger (2013)
Với Johnny Depp và Armie Hammer, "The Lone Ranger" là một trong những siêu phẩm của năm 2013. Dựa trên serie nổi tiếng của thế kỷ 20, bộ phim là về bộ đôi chính diện Lone Ranger và Toto, đối đầu với những kẻ ngoài vòng pháp luật miền Viễn Tây. Đáng tiếc, phim lại thất bại trong việc kết nối với khán giả và đến nay được coi là một sản phẩm tệ hại hoàn toàn. "Làm nản lòng, lười biếng và thiếu sức sống". Mặc cho điều đó, phim vẫn nhận được đề cử Oscar cho Hiệu ứng Hình ảnh Xuất sắc nhất, cùng với Tạo mẫu tóc và Trang điểm Xuất sắc nhất. Một chút vớt vát dù cho phim không thắng được ở cả 2 hạng mục này.
Waterworld (1995)
Khi ra mắt, "Waterworld" là một trong những phim có kinh phí đắt đỏ nhất. Được chỉ đạo và góp mặt của Kevin Costner - người vào thời điểm ấy là một trong những diễn viên hàng đầu thế giới - phim kể về thế giới ngày tận thế khi mà băng ở 2 cực tan ra hết và nhấn chìm đất liền trong nước biển. Bộ phi mđã thất bại trong việc lấy lòng khán giả Mỹ và bị giới phê bình chê bài không hết lời. Nhưng thật bất ngờ khi nó lại nhận được đề cử cho Âm thanh Xuất sắc nhất từ Viện Hàn lâm.
Fifty Shades of Grey (2015)
.
Hoàn toàn là sự thật đó. "Fifty Shades of Grey", bộ phim drama ướt át dựa trên cuốn tiếu thuyết cùng tên năm 2011, đã nhận được đề cử Oscar cho Nhạc phim Xuất sắc nhất trong lễ trao giải thứ 88.. Không phải ai cũng gay gắt với bộ phim. Những lời nhẹ nhàng nhất mà nó nhận được là "nhàm chán", "tệ vô cùng", "ồn ào". Có tệ lắm đâu.
Transformers: Revenge of the Fallen (2009)
Trong tất cả những phần phim đã được ra mắt, chẳng ai có thể tranh cãi với việc đây là phần tệ nhất. Chỉ được 19% trên RottenTomatoes và bị đánh giá là "dở ẹc", được đề cử cho 7 hạng mục của Mâm xôi vàng và "thắng" giải Hình ảnh Tệ nhất, Đạo diễn Tệ nhất và Diễn xuất Tệ nhất, tất cả đã đủ nói lên tất cả. Thế mà, nó vẫn nhận được đề cử Oscar cho Hòa âm Xuất sắc nhất. Cái gì cơ? Chắc hẳn Viện Hàn lâm đang đùa à?
Norbit (2007)
Không phải chờ đợi thêm nữa, bộ phim tệ nhất từng được đề cử Oscar chính là "Norbit". Bộ phim mà Eddie Murphy đã "kiêm nhiệm" 3 vai cùng một lúc, kể về một anh chàng cố gắng li dị người vợ bạo lực thừa cân và tồi tệ để đến với người yêu thuở nhỏ của anh. Bộ phim có doanh thu không tệ chút nào, nhưng điều đó không ngăn Richard Roeper gọi nó với từ "tệ đến xúc phạm". Đi kèm 1 đề cử Oscar cho Trang điểm Xuất sắc nhất là 8 đề cử Mâm xôi vàng, 5 cho Eddie, và anh "thắng" tới... 3 giải. Với vị trí này, nếu không phải Norbit, chúng tôi không biết chọn bộ phim nào "xứng đáng" hơn đâu.