Những điều thú vị về Seiyuu – Nghề nghiệp thổi hồn cho các nhân vật anime

Seiyuu (thanh ưu) là nghề nghiệp lồng tiếng cho anime. Tuy nhiên, có thật công việc này chỉ đơn giản như vậy?

Với các fan của anime, hẳn không ai có thể quên được ấn tượng về giọng nói ngọt ngào, truyền cảm của nhân vật. Nhưng chắc chắn rất ít người biết những điều kỳ thú xoay quanh giọng nói đó, như là Naruto, Luffy, Conan… do diễn viên lồng tiếng nữ đảm nhận. Hoặc Nyanko sensei và Kakashi sensei có chung seiyuu (diễn viên lồng tiếng). Ở Nhật Bản, seiyuu không chỉ là một công việc, nó đã trở thành một nét văn hóa và được đào tạo bài bản trong trường học.

Nguồn gốc của ngành seiyuu

Nhiều người cho rằng ngành Seiyuu bắt đầu vào khoảng năm 1920, khi có sự xuất hiện của "diễn viên vô tuyến". Đây là công việc làm thêm cho các diễn viên sân khấu, chủ yếu xoay quanh kể chuyện và đọc diễn cảm trên radio. Vì tính chất công việc nên yếu tố diễn xuất qua giọng nói ở thời này chưa được đề cao, bản thân người diễn viên cũng bị coi thường. Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi vào năm 1925, khi Kumaoka Tendou – một người kể chuyện phim – diễn giải tác phẩm "những người khốn khổ" trên sóng radio.

Những điều thú vị về Seiyuu – Nghề nghiệp thổi hồn cho các nhân vật anime - Ảnh 1.

Nghề seiyuu có thể cũng bắt nguồn từ benshi – nghề lồng tiếng cho các bộ phim câm. Vì hạn chế trong kỹ thuật thu âm, thu hình mà có một thời gian người ta chỉ chiếu phim câm và có diễn viên đi kèm để lồng tiếng hoặc giải thích nội dung phim trực tiếp trong mỗi buổi chiếu phim. Benshi bị xóa xổ vào năm 1940, khi vô tuyến ra đời.

Seiyuu – Nghề nghiệp ăn khách tại Nhật thời hiện đại

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp anime, seiyuu cũng dần trở thành nghề nghiệp ăn khách. Họ không còn bị giới hạn trong việc lồng tiếng anime mà còn có thể đảm nhận việc lồng tiếng quảng cáo, thuyết minh phim, chương trình nước ngoài…

Những điều thú vị về Seiyuu – Nghề nghiệp thổi hồn cho các nhân vật anime - Ảnh 2.

Các seiyuu của Nhật Bản được đào tạo bài bản trong trường. Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ hành nghề như một diễn viên chuyên nghiệp, có công ty quản lý riêng và không ngừng trau dồi kỹ năng lồng tiếng của mình.

Top Japan Anime Voice Actress

Trong quá trình làm anime, lồng tiếng là công đoạn gần cuối, đòi hỏi các seiyuu phải học thoại, canh khẩu hình nhân vật để phát âm cho thật khớp mà vẫn đảm bảo truyền tải được cảm xúc lẫn phối hợp ăn ý với bạn diễn. Chính vì vậy, rất nhiều seiyuu có thể biến hóa chất giọng phù hợp nhiều kiểu nhân vật, bất kể nam nữ, trẻ già,…

Seiyuu cũng là những ngôi sao sáng giá

Do sự phát triển của nghề seiyuu, nên nhiều seiyuu nhận được sự yêu mến từ khán giả không thua kém gì thần tượng hay diễn viên diễn xuất. Một số cái tên sáng giá trong ngành seiyuu như Kana Hanazawa, Aya Hirano, Nana Mizuki,… thậm chí còn có fanclub riêng nhờ giọng lồng hay, ngoại hình thu hút.

ANIME vs VOICE ACTORS | Best Iconic Moments

Dù nhận được nhiều ưu ái cũng như có cơ hội nghề nghiệp cao, nhưng seiyuu cũng có những mặt tối nhất định. Điển hình là tuổi thọ nghề không cao, cạnh tranh gay gắt và thu nhập không ổn định (thường sẽ vào khoảng 3,2 triệu đồng/tập trong ba năm đầu, khoảng 9,8 triệu đồng/tập sau ba năm làm việc). Tuy nhiên, dù đây là công việc có nhiều thách thức lẫn áp lực, người ta vẫn yêu thích nó và xem nó như một phần của văn hóa Nhật Bản hiện đại, giúp thổi hồn cho các nhân nhân vật anime.