Những lỗi sai ngớ ngẩn trong các phim bom tấn gần đây mà ít ai soi ra được

Hạt sạn trong phim không phải là điều gì mới mẻ, và những bom tấn Hollywood ra mắt gần đây cũng không phải là ngoại lệ, dù cho công nghệ làm phim đã phát triển hơn nhiều

Ngay cả những đạo diễn nổi tiếng nhất vẫn đôi lúc mắc phải sai lầm. Những sai lầm này có thể không ảnh hưởng tới bản thân câu chuyện nhưng đôi khi lại làm hỏng ấn tượng chung về bộ phim. Ví dụ, một nhân vật trong một trong những bộ phim dưới đây thậm chí không nhận ra rằng con trai của cô được tráo đổi bằng một bé gái, hay một số đạo diễn Hollywood thậm chí còn du hành thời gian…

Chúng tôi đã xem lại một số bộ phim nổi tiếng gần đây và đã tìm thấy một số điểm vô lý mà ngay cả những người xem kỹ tính nhất cũng có thể đã bỏ lỡ.

Chiếc đồng hồ Citizen mà nhân vật do Brad Pitt thủ vai đeo trong bộ phim gần đây của Quentin Tarantino mang tên “Ngày xửa ngày xưa ... ở Hollywood” thực sự được bán lần đầu vào năm 1972 nhưng bộ phim lấy bối cảnh năm 1969. Vào thời điểm đó, mẫu đồng hồ này thậm chí còn chưa ra đời.

Người xem cũng tìm thấy một lỗi tương tự trong bộ phim IT của đạo diễn Stephen King. Bộ phim lấy bối cảnh năm 1989, nhưng trên kệ một cửa hàng lại chất đầy mỹ phẩm của các thương hiệu hiện đại như Olay hay Nivea.

Trong Deadpool 2, cảnh nhân vật chính ngồi trong xe taxi và nói chuyện với tài xế, bó hoa ở góc phải đột nhiên xuất hiện và biến mất một cách bất thường.

Có một cảnh khi Dan trong Venom cầm một chiếc máy tính bảng bằng tay phải và nghe điện thoại bằng tai trái, nhưng trong cảnh tiếp theo, trật tự này lại được tráo đổi một cách ngoạn mục.

Đầu phim Fantastic Beasts and Where to Find Them có cảnh Newt Scamander đến New York bằng con tàu hỏa. Bộ phim lấy bối cảnh vào năm 1926. Vào những năm 1920, các trang của tất cả hộ chiếu của Anh đều trình bày theo phương thẳng như sách, nhưng nhân viên hải quan lại quay ngang hộ chiếu của Newt để nhận diện thông tin.

Trong Now You See Me , các nhân vật Danny và Henley lẻn vào trong hầm bằng cách trốn trong một pallet kim loại. Nhưng họ không thể chui vừa vào khe hở của pallet kim loại, và chúng ta thực sự chẳng nhìn thấy ai trong đó cả.

Chữ ký của Mark Watney trong The Martian trong mỗi bức ảnh lại khác nhau.

Khi nhân vật trong phim Triệu phú khu ổ chuột tìm thấy Latika trong phòng thu, một chiếc khuyên mũi của cô xuất hiện và biến mất trong những shot hình khác nhau.

Trong một cảnh từ bộ phim Suicide Squad, Harley Queen nắm 2 song sắt cạnh nhau và trong cảnh quay tiếp theo, có thêm một thanh ở giữa và hai tay cô đã thay đổi vị trí.

Đoàn làm phim Kingsman: The Secret Service đã sử dụng một cảnh quay trong bộ phim của chính họ để mô tả về hồ sơ của công chúa Thụy Điển. Hoặc Tilda chỉ không chú ý rằng có một nhiếp ảnh gia trong phòng đang chụp ảnh cận cảnh.

Đây là một lỗi tương tự về thời gian. Trong văn phòng của nhân vật chính trong phim Dallas Buyers Club, có một tấm áp phích với một chiếc Lamborghini Aventador trên tường. Bộ phim lấy bối cảnh năm 1985, nhưng mãi tới năm 2011 mẫu xe này mới được sản xuất.

Trong John Wick: Phần 2, đồng hồ của Winston hiển thị ngày 20/12. Nhưng rõ ràng trong phim đề cập hai ngày trước đó là ngày 01/12. Họ du hành xuyên thời gian chăng?

Trong Ace Ventura: When Nature Calls, khi một nhà điều tra tư nhân đến nhà của Vincent Cadby và thấy anh ta đang chơi cờ. Nhưng khi họ bắt đầu trò chuyện, nhưng quân cờ bỗng nhiên biến mất khỏi bàn cờ.

Chiếc tai nghe của nhân vật trong The Meg ban đầu nằm ở bên tai phải, sau đó chuyển sang trái và quay về vị trí ban đầu chỉ trong một cảnh quay.

Các nhà làm phim của Hollywood thường mắc lỗi liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ Nga. Vì vậy, những người tạo ra The Fate of the Furious cũng đã không có đủ thời gian để kiểm tra nội dung văn bản trên tấm bảng này và chúng thực sự không có nghĩa gì

Ở một trong những cảnh của Jurassic World: Fallen Kingdom , màn hình cho biết chiếc lồng đầu tiên đã mở, nhưng trên thực tế, chiếc lồng được mở và xuất hiện ở cảnh tiếp theo là chiếc lồng số 2.

Nhân viên đoàn làm phim Mile 22 quá lười biếng để chuẩn bị những đoạn văn bản bằng tiếng Nga cho hợp lý. Các văn bản chỉ được tạo thành bằng cách ghép từ các chữ cái ngẫu nhiên với nhau, và hoàn toàn chẳng có nghĩa gì.

Ở cảnh cảm động nhất trong phim Star Wars: Episode VIII — The Last Jedi, một giọt nước mắt lăn trên má bên trái của Rey, nhưng nó đã khô ngay tức khắc, và rồi xuất hiện trở lại.

Chiếc khăn choàng màu đỏ của người đàn ông trong Jumanji: Welcome to the Jungle xuất hiện và đột ngột biến mất ngay trong một cảnh quay.

Trong phim Aquaman có một cảnh khi Athur còn nhỏ, bé trai đã bị thay thế bằng bé gái có mái tóc xoăn nâu sáng màu và dài hơn.

Bạn có nhìn ra những chi tiết vô lý như thế này khi xem phim không? Có chi tiết nào bạn từng phát hiện ra không? Hãy cùng để lại ý kiến của bạn cho chúng tôi nhé!