Bạn đã từng nghe về truyền thuyết về Chân Thần, hay Đại Khẩu Chân Thần hay chưa?
Thời xưa, người Nhật Bản cổ đại xem sói là loài động vật thần thánh, có khả năng bảo vệ ruộng vườn khỏi các loài thú ăn cỏ chuyên phá hoại mùa màng như heo hay hươu. Người xưa cho rằng sói có thể hiểu được ngôn ngữ của nhân loại, biết phân biệt sai trái, thưởng thiện phạt ác, khử trừ tai ách (đặc biệt là hỏa hoạn, ăn cắp), cho nên khi cầu nguyện cũng thường dùng hình sói làm đồ án. Ngoài Đại Khẩu Chân Thần, loài sói còn được người Nhật cổ gọi bằng những biệt danh khác như Đại Thần, Quỷ Thần nhằm thể hiện sự tôn kính. Trong tiếng Nhật cổ, chữ Chân Thần (真神) còn có một nghĩa khác dùng để chỉ loài sói.
Một truyền thuyết khác nổi tiếng về loài sói này là câu chuyện về Yamato Takeru, vị hoàng tử huyền thoại của nước Nhật, tổ tiên của triều đại Minh Trị, trong một lần đi lạc và cảm thấy tuyệt vọng, thì được một con sói trắng xuất hiện và dẫn đường cho ông thoát khỏi rừng sâu, cứu lấy mạng ông. Để cảm kích, ông đã cho xây nhiều đền thờ thờ phụng loài sói (có thuyết cho là ông cho phép loài sói canh giữ ngọn núi nơi ông từng đi lạc). Cho đến nay, dù loài sói đã bị tuyệt diệt khỏi nước Nhật, nhưng việc thờ cúng và tôn sùng loài vật này trong văn hoá Nhật Bản vẫn được duy trì không dứt.
Khác với Yokai (yêu quái) là các sinh vật có sức mạnh được mô tả cụ thể với những thói quen nhất định, các Kami (thần thánh) đôi lúc chỉ được miêu tả với sức mạnh liên quan tới một yếu tố nào đó, chẳng hạn như Amaterasu hay nữ thần mặt trời. Tuy không được miêu tả là mạnh mẽ nhường nào, nhưng chỉ cần bà núp vào cung thì "cả trần gian chìm trong đêm tối".
Tương tự, Chân Thần, hay Thần Sói, cũng được miêu tả là một vị thần bảo vệ mùa màng, tiêu diệt các loài vật có hại, chống trộm và phòng hỏa hoạn. Nhìn chung, yếu tố đặc biệt nhất gắn với vị Thần này chính là "hộ vệ".
Từ những truyền thuyết trên chúng ta có thể suy đoán năng lực của trái ác quỷ Magami/Makami. Tôi đoán rằng sức mạnh của Yamato cũng không rời khỏi 2 chữ "hộ vệ" mà ở trên vừa đề cập. Để phỏng đoán sức mạnh của Yamato, chúng ta hãy cùng điểm lại một số yếu tố phổ biến về năng lực của sói trong truyền thông đại chúng hiện tại nào.
Có mấy điểm không thế bỏ qua như sau:
- Sói và mặt trăng: các truyền thuyết về nguyệt lang, sói mặt trăng, sói biến hình khi thấy trăng có lẽ không còn quá xa lạ. Do đó, nhiều khả năng Yamato cũng sở hữu một năng lực biến thân hay cường hoá bản thân khi có trăng, hoặc khi chiến đấu vào ban đêm. Tương tự như các trái ác quỷ hệ Logia sẽ mạnh hơn khi chiến đấu trong điều kiện thời tiết có lợi cho bản thân.
- Khả năng phục hồi: Sói hay người sói được cho là có khả năng lành vết thương cực kỳ nhanh, có thể Yamato sẽ có một năng lực tái sinh tương tự như Logia, hoặc giống như năng lực của Marco. Cơ thể của Yamato tuy không miễn nhiễm với các đòn tấn công vật lý, nhưng sẽ hồi phục nhanh chóng, gần như là tức thời, miễn là Yamato còn đủ thể lực.
- Giác quan nhạy cảm: Sói là loài có giác quan, đặc biệt là khứu giác cực kỳ nhạy cảm, việc cường hóa bằng một năng lực huyền thoại có thể giúp Yamato cường hóa Haki lên tới mức nhìn được cả tương lai tương tự như Luffy hay Katakuri.
- Các kỹ năng cắn xé và chiến đấu bằng móng vuốt: Điều này quá rõ ràng, không có gì phải bàn.
- Theo truyền thuyết về sói ở Nhật cho là chúng sống trên núi tuyết, trong những vùng sâu thẳm, nên ngoài các kỹ năng vật lý, Yamato có thể sử dụng được một số đòn phép thuật liên quan tới Băng Tuyết.
Tóm lại, cho dù có sở hữu năng lực như thế nào đi nữa, thì khả năng chiến đầu của Yamato chắc chắn là sẽ rất mạnh. Việc cho Yamato sở hữu một năng lực thuộc Thần Đạo, trái ngược lại với Kaido là một Yokai (yêu quái), rõ ràng cho thấy Oda đang muốn tạo ra một sự đối lập. Khi Yamato là người muốn bảo vệ Wano, trong khi Kaido chỉ đang muốn tìm cách biến nơi này thành bàn đạp chiến tranh của hắn.
Nguồn: Hội những người ăn ngủ cùng One Piece