“Biến mất để được kiếm tìm và nhớ thương”
Là một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng, Nguyễn Ngọc Tư sở hữu nhiều tác phẩm được công chúng đón nhận nồng nhiệt với những cái tên như Đảo, Sông, Khói trời lộng lẫy, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Không ai qua sông,… Với những độc giả từng đọc và yêu thích những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, chắc hẳn ai cũng biết rằng “biến mất để được kiếm tìm và nhớ thương” chính là mạch xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của nữ nhà văn nổi tiếng người Cà Mau này.
Cũng có thể nói đây là tâm tư sâu kín của nhiều người trẻ trong xã hội hiện đại, nơi họ khát khao được yêu thương giữa bộn bề của cuộc sống. Họ nghĩ rằng sự biến mất của mình có thể sẽ làm cho ai đó hoặc hụt hẫng, trống vắng hoặc tức giận, hả hê và như vậy có nghĩa là họ vẫn còn tồn tại trong tâm trí của đối phương. Niềm tin ấy khi thì tồn tại trong vô thức nhân vật, lúc lại bùng nổ mãnh liệt qua từng hành động, ngôn ngữ trong phim ngắn chuyển thể “Biến mất ở Thư Viên” được nhào nặn dưới bàn tay của đạo diễn tài ba Trịnh Đình Lê Minh.
Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh cùng 2 diễn viên chính tại sự kiện ra mắt phim
Chỉ với 25 phút nhưng phim ngắn này chắc chắn đã “mê hoặc” người xem với nhiều cung bậc của cảm xúc và thế giới nội tâm của hai nhân vật chính Hảo và Sinh. Dường như, ai cũng có thể tìm thấy một phần nội tâm của mình trong mỗi nhân vật.
Câu chuyện kể về cuộc biến mất của một nhân vật nam tên Sinh, trong một buổi chiều trú mưa ở nhà sách Thư Viên, để lại người bạn gái của anh ta là Hảo ngơ ngác không hiểu chuyện gì đã khiến anh ta mất tăm mất tích. Nhiều năm về sau, cho dù đã có một anh chàng người yêu Điệp nhỏ hơn tuổi và say mê mình, nhưng Hảo vẫn bị ám ảnh và không thể lý giải được sự biến mất của Sinh, khiến cô phải tìm đến Thư Viên hàng tuần, và không khỏi băn khoăn: Liệu anh ta có biến mất vào trang sách? Hảo cứ mải tìm kiếm hình bóng của quá khứ, mắc kẹt trong nỗi nhớ nhung và tiếc nuối và dần không nhận ra điều gì quý giá ở bên cạnh.
Diễn viên Quế Thanh trong vai Hảo
Diễn viên trẻ Lê Công Hoàng trong vai Điệp
Phim ngắn Biến mất ở Thư Viên đã thành công không chỉ mang đến những thước phim đậm chất điện ảnh, âm nhạc lôi cuốn hay lối diễn xuất chiều sâu của bộ đôi diễn viên chính, mà có lẽ đáng giá hơn, đó chính là sự suy ngẫm, phỏng đoán và cảm nhận của người xem. Có buồn, có thương, nhưng êm ả và đầy tình cảm, xen lẫn vào đó là sự nuối tiếc giữa mộng ảo và đời thật.
Cơ hội tái khám phá điện ảnh theo cách chân thành và giản đơn nhất
Chuyển thể từ truyện ngắn thành phim thường không bao giờ là một việc dễ dàng. Đặc biệt là ở những câu chuyện tình thầm, suy tưởng nội tâm, mà ở đó cảm xúc được gửi vào những chi tiết rất nhỏ, rất tinh tế trong từng câu, từng chữ như Biến mất ở Thư Viên, thì việc điện ảnh hóa những cảm xúc như vậy còn khó khăn hơn. Vượt trên mong đợi, những cảnh quay đậm chất điện ảnh trong phim đã khiến người xem tại buổi công chiếu thấy thích thú và thuyết phục khi biết bộ phim được quay hoàn toàn bằng điện thoại. Dòng máy vivo X80 Pro được lựa chọn là thiết bị quay thay thế cho các máy quay chuyên dụng trong dự án lần này. Đây được đánh giá là một bước đi liều lĩnh, táo bạo và thú vị của ekip sản xuất và đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh.
Đạo diễn Lê Minh giao lưu cùng khán giả tại sự kiện
Sử dụng một chiếc điện thoại di động để quay một tác phẩm đậm chất điện ảnh có lẽ là thử thách lớn nhất của dự án lần này. Với Minh và ekip, đây là một cơ hội để mở rộng giới hạn của bản thân, trải nghiệm sự phát triển của công nghệ để mang những thước phim chân thật nhất, điện ảnh nhất đến với khán giả.
“Dự án lần này cùng vivo X80 Pro đối với mình là một thử thách vừa quen thuộc vừa mới mẻ so với những bộ phim được thực hiện bởi máy quay chuyên nghiệp khác. Khi nhận lời tham gia dự án, tôi nhận thấy có rất nhiều việc chưa từng làm trước đây nhưng đây cũng chính là yếu tố kích thích tôi tham gia. Nếu để nói một câu về dự án này thì tôi nghĩ đó là một lần mình tái khám phá lại những gì mà mình đã làm bằng một cách chân thành và giản dị nhất” – Trịnh Đình Lê Minh bộc bạch.
Cùng thưởng thức những thước phim đậm chất điện ảnh từ vivo X80 series tại: Biến mất ở Thư Viên - Phim ngắn