Nhiều khán giả thường mong đợi rằng phiên bản anime của bộ manga yêu thích của họ sẽ hấp dẫn với nhiều pha hành động mãn nhãn. Thật không may, do lựa chọn studio và kinh nghiệm của người làm phim hoạt hình có thể ảnh hưởng tới chất lượng của anime đó.
Dưới đây là những anime có chất lượng siêu dở so với phiên bản manga của nó:
1. Toriko
Mặc dù cả hai phiên bản đều thể hiện sự hồi hộp của việc săn bắn và chế biến nguyên liệu thực phẩm, nhưng phiên bản anime lại có xu hướng làm nổi bật mức độ bạo lực trong chiến đấu hơn so với manga. Anime không ngần ngại cho người xem thấy máu bắn tung tóe hoặc cắt bỏ tay chân.
Thêm vào đó, hiệu ứng của các chiêu thức do nhân vật gây ra cũng có những thay đổi. Một trong số đó là chiêu thức của Toriko ở manga vốn có thể tạo ra hình ảnh của dao và nĩa kim loại thì lên anime được thay thế bằng ánh sáng trắng xanh. Ngoài ra hiệu ứng chiêu thức Grand Knocking của Jiro có thể gây ra một cơn sóng thần lại biến thành một ngọn núi đất.
Trên thực tế, việc thay đổi hiệu ứng các chiêu thức của nhân vật có thể khiến bản anime không nhận được sự đồng tình của độc giả manga.
2. Nanatsu no Taizai 3
Cả manga và anime của Seven Deadly Sins đều là những thành công lớn và vẫn tiếp tục duy trì sự nổi tiếng của riêng nó trong khi nhiều series khác đến và đi nhanh chóng. Điểm ấn tượng nhất phải kể đến nằm ở những cảnh chiến đấu tuyệt vời, nổi bật ngay cả khi đem so sánh với nhiều bộ shonen đình đám khác. Tuy nhiên anime Nanatsu no Taizai 3 sau khi ra mắt đã làm hỏng danh tiếng của thương hiệu này. Vậy là những lo lắng của người hâm mộ về studio Deen đã trở thành sự thật. Hầu hết người hâm mộ đều nghĩ rằng studio này phù hợp để xử lý những bộ anime hài hước như Konosuba, chứ không phải những bộ phim hành động.
Nếu phải so sánh phiên bản manga với anime, phiên bản gốc được thể hiện rất chi tiết, năng động và mang lại cảm giác rất sống động. Nhưng trong phiên bản anime bắt đầu từ mùa thứ ba mọi thứ đã đi chệch quỹ đạo, một số cảnh chiến đấu mang tính sử thi lại trở nên lố bịch. Ngay cả cảnh Elizabeth chăm sóc Meliodas đang nằm trông cũng rất buồn cười nên chúng thường được dùng làm meme.
3. Kengen Ashura
Nhiều ý kiến cho rằng nếu studio chuyển thể bộ manga nổi tiếng với những tình tiết kinh điển mà không có kinh nghiệm thì hãy chuẩn bị tinh thần thất vọng khi xem anime.Phải thừa nhận rằng, bản thân phân cảnh chuyển động của các nhân vật khá mượt mà. Nhưng điều này lại tỷ lệ nghịch với nhiều chi tiết khác như những cảnh cạnh tranh, đánh đấm, hiệu ứng biến hình,... vẫn còn kém xa so với phiên bản manga. Giá như bộ anime này có nét vẽ 2D như những bộ anime thông thường nói chung, có lẽ thương hiệu của Kengen Ashura có thể giúp nó vượt qua những bộ anime võ thuật khác.
4. Berserk
Tất nhiên chúng ta sẽ không nói về phiên bản truyền hình năm 1997 hay bộ ba bộ phim năm 2012. Cả bộ phim truyền hình cũ lẫn bộ ba bộ phim đều không phải là một trong những bộ phim chuyển thể hay nhất được người hâm mộ ca ngợi.
Bản anime tệ mà chúng ta nhắc tới là bản anime được phát hành từ năm 2016 đến năm 2017. Những người hâm mộ mong chờ siêu phẩm của mangaka quá cố Kentaro Miura đã phải rất thất vọng với anime Berserk lần này. Chỉ cần nghĩ đến quá trình sản xuất phim bị chi phối bởi CGI cứng nhắc đã cảm thấy chán nản rồi.
5. Ex-Arm
Chất lượng của anime Ex-Arm quá tệ. Nhiều hình ảnh kỳ quặc đã được hiển thị kể từ tập đầu tiên, chẳng hạn như sự xuất hiện của nhân vật chính được thực hiện bằng kỹ thuật CGI, trong khi các nhân vật khác được tạo bằng kỹ thuật thông thường lại có hình ảnh trông quyết đoán hơn.
Ngoài ra, cũng có thể nhận thấy sự mâu thuẫn trong quá trình chuyển đổi sắc thái từ 2D sang 3D để bám sát các nhân vật chính. Ngoài ra, chuyển động trong các cảnh chiến đấu cũng vẫn cứng nhắc nên không mang lại hiệu quả về phần nhìn. Nó tệ đến nỗi nhiều fan khuyên rằng nên tập trung đọc manga hơn là xem anime Ex-Arm.
6. Record of Ragnarok
Manga Record of Ragnarok hiện đang nhận được nhiều cảm tình từ độc giả. Những tưởng anime chuyển thể sẽ được ủng hộ hơn bao giờ hết, nhưng hóa ra mọi chuyện không như nhà sản xuất tính toán. Record of Ragnarok là một bằng chứng cho thấy việc chuyển thể manga có những pha hành động gay cấn thành anime không phải studio nào cũng có thể làm được.
Sau khi tất cả người hâm mộ đều hào hứng với đoạn trailer đầu tiên của anime Record of Ragnarok và hy vọng có được thưởng thức 1 anime hành động tàn bạo mãn nhãn và không có CGI thì họ đã bị thất vọng quá lớn khi anime ra mắt. Những tưởng Record of Ragnarok sẽ trở thành siêu phẩm anime shounen mới, thế nhưng mùa đầu tiên của phim được phát hành trên Netflix đã nhận về vô số gạch đá.
Nhiều khán giả phàn nàn rằng họ tưởng đang xem nhầm phim truyền hình Ấn Độ vì có quá nhiều cảnh bị lạm dụng slow-motion. Những trận chiến gay cấn trong phim bị xen ngang bởi các hiệu ứng slow-motion tạo cảm giác cực kỳ khó chịu, khi người xem ngủ quên cả giấc rồi mới thấy được nhân vật vung xong vũ khí.