Chú ý: Bài review không mang tính chất Spoil.
Như mọi người đã biết, tại After Credit của Avengers: Infinity War thì một siêu anh hùng mới được giới thiệu qua máy nhắn tin của Nick Fury. Khi mọi thứ đều tan biến ngay trước mặt ông, Fury đã vội rút chiếc máy nhắn tin để gửi một tin nhắn cầu cứu. Và không ai khác, biểu tượng hiện lên trên chiếc máy chính là biểu tượng của Carol Susan Jane Danvers a.k.a. Captain Marvel.
Biểu tượng của Carol Danvers trong Avengers: Infinity War
Có thể nói, Captain Marvel là một nữ siêu anh hùng đại diện cho nữ quyền. Cô là một nhân vật khá mạnh mẽ. Cô có nguồn gốc là một nữ phi công tràn đầy thất bại, nhưng sau mỗi lần vấp ngã thì cô lại tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Theo như trailer mà Marvel Studios đã công chiếu thì Carol đã vướng phải một tai nạn và mất hết trí nhớ.
Cô được Yon Rogg đưa về Hala để chữa trị và huấn luyện như một chiến binh Kree. Cô hành động như những Kree và làm việc cùng một nhóm Kree. Tất cả những gì cô muốn là chiến đấu chống lại loài Skrull. Nhưng mọi việc đều trở nên phức tạp khi ký ức của cô được lấy lại. Tất cả những gì cô biết đều trở nên sai lệch và nó tạo nên một cú Plot Twist cho phim.
Bộ phim lấy bối cảnh từ những năm 1995, khi Nicolas Joseph Fury còn trẻ và Phil Coulson còn là một lính mới. Nó lý giải nguồn gốc của nữ siêu anh hùng Captain Marvel và sự xuất hiện của cô trong Avengers: Endgame. Theo như Kevin Feige thì cô là một nhân tố rất quan trọng trong Endgame.
Nick Fury và Phil Coulson thời còn trẻ
Nếu như các bộ phim solo như Captain America 2 : The Winter Soldier, Black Panther, Dr. Stranger,... chủ yếu làm nổi bật và khắc họa nhân vật thì bộ phim Captain Marvel lại bị cuốn theo lối giải thích nguồn gốc. Tính cách và đặc điểm của Carol không hề được làm nổi bật. Nó như là một bước đệm để dẫn độc giả tới Endgame mà không làm khán giả cảm thấy bỡ ngỡ. Ngoài ra thì bộ phim cũng mở rộng quy mô của điện ảnh Marvel tới tầm cỡ vũ trụ, loài Kree và Skrull đã xuất hiện và hứa hẹn sẽ đem tới nhiều thứ thú vị hơn nữa.
I. Điểm cộng
- Về tạo hình: Các nhân vật đều có tạo hình khá giống comic, Captain Marvel cũng xuất hiện cùng chiếc "nón" quen thuộc và một chỏm tóc khá là “cool”. Skrull và Kree cũng có một tạo hình rất là độc đáo.
Người Kree và Skrull trong Captain Marvel
- Về âm thanh: Âm thanh rất sống động. Nhạc nền lên đúng nhịp và hợp lý với các cảnh quay, có thể thấy rằng Captain Marvel cũng mang thiên hướng âm nhạc của Guardians of the Galaxy Vol. 1.
- Về kỹ xảo: Đây là phần ghi điểm của bộ phim. Kỹ xảo và hiệu ứng ánh sáng rất tuyệt vời. Như ở trailer, Marvel đã tung ra hình ảnh Carol Danvers hóa “Super Saiyan” khá là bắt mắt và ngầu. Các pha bắn photon blast từ tay của Carol luôn kèm theo một chuỗi hoạt ảnh cháy nổ hoặc phát quang tuyệt mỹ và hoành tráng. Ngoài ra thì các góc quay và slow motion cũng khá hợp lý.
Hình dạng Binary trong comics được đưa lên phim
- Về nội dung: như đã nói ở trên, bộ phim không quá chú trọng khắc họa nhân vật mà bị cuốn vào lối kể chuyện và flashback. Dường như nó chỉ là một điểm tựa cho Endgame, vì vậy mà mạch phim rất dễ hiểu, dễ nắm bắt. Bộ phim cũng đã giải thích 1 số chi tiết mà khán giả còn bỏ ngỏ trước đây, đặc biệt là về con mắt bị chột của Nick Fury.
- Về tính hình tượng: Captain Marvel mang đậm chất nữ quyền khi được công chiếu vào ngày 8/3. Đây là một nữ siêu anh hùng mang đậm tính hình tượng. Carol cùng những người phụ nữ khác đều được khắc họa theo hướng người phụ nữ độc lập và mạnh mẽ, rằng họ có thể làm mọi thứ như những người đàn ông.
Ngoài ra thì có một vài thứ mà Brie Larson muốn đề cập tới trước khi ra mắt bộ phim, đó chính là việc phân biệt màu da. (Nhân vật bạn thân của cô là một người phụ nữ da màu, người bạn đồng hành cùng cô từ đầu đến cuối phim cũng là một người da màu, những người huấn luyện cô có da màu xanh, và những kẻ cô từng coi là kẻ thù cũng có da màu lá).
II. Điểm trừ
- Tồn tại 1 số plot hole, thiếu tính logic với các sự kiện trước đó. Đặc biệt là với Captain America.
- Cách xây dựng tuyến nhân vật còn mờ nhạt, trái ngược với những gì chúng ta nghĩ khi xem trailer. Có lẽ đây là 1 hệ quả do xu hướng của phim: Chú trọng việc giải thích nguồn gốc là chính.
Nhân vật Ronan tỏ ra khá mờ nhạt
- Khó làm hài lòng fan comics kì cựu:
Captain Marvel giường như là một pha retcon cực mạnh, nó thay đổi hoàn toàn cái nhìn của độc giả comics về loài Skrull lẫn Kree cùng các tuyến nhân vật khác. Điều này có thể gây ra sự khó chịu rất lớn.
- Cảnh chiến đấu nhạt nhòa:
Quả thật, các cảnh chiến đấu của Carol chỉ thực sự hay, hoành tráng ở các trường đoạn... "bắn chưởng". Các trận chiến cận chiến không mang tính chân thực, không có lực và rất nhạt nhòa. Việc Carol lạm dụng sức mạnh của cô có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến việc cảnh chiến đấu tay đôi lại bị hạn chế như vậy. Thực tế thì những trận đánh tay đôi mới có thể dễ dàng làm hài lòng khán giả xem phim, tuy nhiên Marvel lại làm không tốt điều này trong phần phim Captain Marvel.
Captain Marvel có cảnh chiến đấu tay đôi khá nhạt nhòa
III. Tổng kết
Nhìn chung, không chỉ hay và đáng xem, Captain Marvel còn là một mảnh ghép quan trọng trước khi đến Avengers: Endgame, chính vì vậy bạn chắc chắn không nên bỏ lỡ bộ phim này. Không chỉ vậy, bộ phim cũng đã giải thích một số chi tiết mà khán giả còn cảm thấy bỏ ngỏ, đồng thời cài cắm khéo léo để có thể mở rộng cho tương lai sau này của vũ trụ điện ảnh Marvel mà fan comics hay fan phim cũng đều có thể dễ dàng nhận ra.
Đồng thời, Marvel cũng đã có cách tôn vinh cố chủ tịch Marvel trong bộ phim này, mặc dù đã retcon cả một trong những nhân vật mà ông đã tạo ra trong comics - Captain Marvel đời đầu của Marvel: Mar-Vell.
Mar-Vell là nhân vật bị ảnh hưởng nặng nề nhất
Theo đánh giá của tác giả bài viết, Captain Marvel xứng đáng đạt điểm ở con số 7.5/ 10. Hãy cùng bạn bè, người thân tới rạp để có thể thưởng thức bộ phim thú vị này nhé!
Captain Marvel chính thức khởi chiếu trên toàn quốc vào ngày 08.03.2019