Streamer gây tranh cãi với quan điểm “xem livestream nhiều dễ bị tâm thần”

Áp lực và những vấn đề liên quan đến thần kinh đã là chuyện quá quen thuộc đối với streamer, nhưng còn người xem, liệu họ có bị ảnh hưởng bởi cường độ xem livestream quá nhiều?

Công nghệ phát triển khiến con người trở nên ngại ra ngoài hơn và chọn cách ngồi ở nhà để trải nghiệm cuộc sống thay vì tự mình cọ xát và cảm nhận trực tiếp. Khi phong trào stream in real life trở nên nở rộ, việc trải nghiệm thế giới gián tiếp thông qua trải nghiệm thực tế của người khác đã trở thành một lựa chọn tối ưu cho các bạn trẻ khi giảm thiểu được rủi ro “va chạm” và đa dạng hóa được các tình huống gặp phải.

Tuy nhiên, việc quá đam mê và dành cả ngày xem stream thực sự đem đến hại nhiều hơn lợi, về cả tinh thần lẫn thể chất. Theo HasanAbi – một streamer khá nổi tiếng tại Twitch đã bày tỏ sự quan ngại của mình về vấn đề người xem dành quá nhiều thời gian để ngồi một chỗ xem livestream.

“Họ chỉ cần vài gói bim bim, chai nước ngọt và ngồi xem stream cả tiếng đồng hồ thay vì ra ngoài và giao tiếp cùng mọi người”. Anh cho rằng tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương, giảm đề kháng, sức bền và tệ hơn, có thể gây ra các bệnh lý về rối loạn tâm thần, và nếu không được kiểm soát hay hỗ trợ điều trị kịp thời, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như ảo giác và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng con người.

Ảnh minh họa

Chia sẻ của anh lập tức nhận được nhiều bình luận đồng tình và hầu hết đều tỏ ra quan ngại trước sự lạm dụng MXH của các bạn trẻ hiện nay. Họ cho rằng việc giam mình trong phòng và ít giao tiếp sẽ vô tình cắt giảm chức năng xử lý tình huống và khả năng ngôn ngữ, khiến người bệnh mất khả năng giao tiếp và nếu lâu dài sẽ dẫn đến chứng tự kỷ và trầm cảm. Dù vậy, vẫn có những ý kiến phản đối, rằng việc xem streamer giúp cho người xem giảm bớt được những căng thẳng và va chạm không đáng có so với việc tự mình giải quyết và đối mặt với hiện thực của bản thân.

Ảnh minh họa

Tất cả mọi thứ đều có thể gây hại nếu bản thân người xem không cân đối được thời gian chuẩn để hưởng lợi từ những hoạt động mình lựa chọn, dù là với mục đích giải trí, vì vậy hãy dành cho mình một khoảng thời gian để ra ngoài, gặp gỡ bạn bè và tự mình trải nghiệm những chuyển biến đang xảy ra xung quanh nhằm cân bằng lại cuộc sống.