Shonen là một trong những thể loại có mức độ yêu thích bậc nhất làng manga/anime Nhật Bản, với rất nhiều tác phẩm để đời. Đặc biệt hơn là các tác phẩm ra đời từ những năm 80, 90 như North Star, Dragon Ball, Saint Seiya, Captain Tsubasa, Jojo’s Bizarre Adventure và One Piece đều đã và đang để lại ấn tượng khó phải, cũng như góp phần định hình nên công thức chung cho dàn ấn phẩm hậu bối.
Tất nhiên, Dragon Ball vẫn luôn được xem là cái tên có sức nặng trong làng manga/anime. Chính những chi tiết sau đây từ
10. Chỉ số sức mạnh
Dragon Ball dựa trên cảm hừng từ loạt truyện Jojo với khái niệm về stand để làm nên chỉ số sức mạnh của riêng mình. Nhưng không phải tác phẩm nào khác, mà chính khái niệm trong Dragon Ball lại trở thành cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm sau này.
Chỉ số sức mạnh được lấy từ hình dạng chuyển hóa, nguồn năng lượng bên trong hoặc qua con số thống kê được chính tác giả hé lộ tới độc giả. Đây là chi tiết mà những cái tên như Hunter X Hunter, Naruto đều áp dụng cho nhân vật của mình.
9. Giúp cho khái niệm biến hình trở nên phổ biến hơn
Sự biến hình đã luôn là một đặc sản mà Dragon Ball làm rất tốt. Từ series nguyên gốc cho tới phần Super, loạt Dragon Ball với trọng tâm là tộc người Saiyan luôn đem tới nhiều phong cách biến hình đặc biệt, gia tăng sức mạnh cho nhân vật.
Khi mà khái niệm Super Saiyan trở thành một nhân tố không thể thiếu trong Dragon Ball, chi tiết về việc biến hình cũng dần trở nên phổ biến hơn ở các manga/anime Shonen khác. Một số tác phẩm đôi lúc cũng gợi nhắc lại phong cách biến hình từ Dragon Ball.
8. Các đòn chưởng trở nên phổ biến hơn
Đây cũng là một chi tiết cho thấy tầm ảnh hưởng của Dragon Ball lên mặt bằng Shonen nói chung. Rất nhiều người, kể cả không phải là fan cũng biết tới cái tên Kamehameha, đòn chưởng cực kỳ nổi tiếng đã gắn liền với nhân vật chính Goku.
Không chỉ riêng Kamehameha, loạt Dragon Ball còn đem tới rất nhiều đòn chưởng với đa đạng các tên gọi được tạo ra từ nguồn năng lượng Ki. Nhiều manga cũng học tập chi tiết về việc nhân vật dùng nguồn năng lượng từ sức mạnh của họ để tạo ra tuyệt chiêu mạnh mẽ.
7. Yếu tố kỳ phùng địch thủ
Dragon Ball không phải là cái tên đầu tiên sử dụng yếu tố này, nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn trong thể loại Shonen. Từ Krillin, Tien, Piccolo cho tới hiện tại là Vegeta, Goku luôn có những đối thủ cạnh tranh trong việc nâng cao trình độ bản thân.
Yếu tố cạnh tranh lẫn nhau để ngày càng tiến bộ hơn giữa các nhân vật trong Dragon Ball có ảnh hưởng tới nhiều manga/anime khác. Một số ví dụ như giữa Hinata Shoyo với Kageyama Tobio trong Haikyuu, hay đôi bạn Yuno và Asta ở Black Clover.
6. Giới thiệu khái niệm kiểu tóc "nhân vật chính Shonen"
Một trong những điểm độc lạ mà Dragon Ball mang tới so với dàn nhân vật chính trong Shonen manga là kiểu tóc của Goku. Sau khi mà Dragon Ball ra mắt, kiểu tóc nhọn nhọn, hơi dựng lên thường hay xuất hiện ở rất nhiều nhân vật chính trong thể loại Shonen. Đây là chi tiết rất khó để có thể tái hiện một cách hoàn hảo khi được chuyển thể thành phim live-action.
5. Quy mô trận chiến
Dragon Ball đã góp phần nâng tầm quy mô của những trận đánh giữa dàn nhân vật trong Shonen lên một tầm cao mới. Tác phẩm của tác giả Toriyama Akira đưa nhân vật vào những màn tỉ thí thuộc dạng long trời lở đất với quy mô rất lớn, mà đôi khi còn đẩy trái đất vào nguy cơ bị hủy diệt.
4. Thay đổi khuôn mẫu nhân vật chính thường thấy trong Shonen
Các nhân vật chính trong Shonen ở thời kỳ trước thường sẽ ở độ tuổi khá trẻ, có khi là học sinh và sở hữu thân hình cực kỳ cơ bắp nhưng lại rất nghiêm túc. Tuy vậy, sự thành công của nhân vật Goku đã góp phần thay đổi khuôn mẫu ấy với tính cách của một nhân vật đầy hài hước.
Thêm vào đó, chính tạo hình trẻ trung, cũng có cơ bắp cuồn cuộn nhưng gọn người hơn của Goku đã trở thành cảm hứng cho khá nhiều nhân vật Shonen sau này.
3. Đem tới hình mẫu nhân vật chính có sự ngây thơ, ngốc nghếch
Khi nói đến Goku, fan sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh của một nhân vật đầy nhiệt huyết, vui vẻ và có phần ngây ngô trong cách suy nghĩ. Đó chính là một chi tiết mà Dragon Ball đem vào thế giới Shonen về cách tạo nên một nhân vật chính điển hình.
Nếu so với dàn nhân vật chính ra mắt cùng thời điểm với tính cách rất nghiêm túc, Goku là hình mẫu của sự hồn nhiên, suy nghĩ đơn giản và tinh thần đầy lạc quan. Một số nhân vật Shonen sau này cũng chịu ảnh hưởng từ chính Goku.
2. Hình thành nên khái niệm "SD"
Tuy không phải là cái tên đầu tiên, nhưng tác giả Akira Toriyama với con đứa tinh thần của mình, Dragon Ball lại là nền tảng hình thành nên khái niệm SD (Super-deformed) cho thể loại Shonen. SD là tác phẩm dựa theo nguyên tác gốc với thiết kế cho nhân vật mang phong cách hoạt họa Chibi, kèm theo lối dẫn truyện cực kỳ hài hước.
Điều này đã trở thành nguồn cảm hứng cho các mangaka khác tạo ra phiên bản SD của riêng mình như Naruto SD hay Black Clover SD.
1. Nguồn cảm hứng cho các mangaka
Tổng hợp lại các chi tiết ở trên, có thể chỉ ra rằng chính thành công của Dragon Ball đã trở thành hình mẫu, niềm cảm hứng cho không chỉ riêng gì Shonen, mà còn ở một số thể loại khác. Rất nhiều mangaka đã học hỏi theo những gì mà tác giả Toriyama từng làm để phát triển đứa con tinh thần của mình.
Nhiều người cho rằng, tuy không phải là cái tên duy nhất tạo ra sức ảnh hưởng, nhưng rõ ràng là thể loại Shonen sẽ rất khác nếu mà một số mangaka không học hỏi lại từ Dragon Ball ở cách xây dựng nhân vật, câu chuyện.