Sword Art Online đã thành công ngay từ khi tập đầu tiên được phát sóng vào năm 2012. Tuy nhiên, có một số khía cạnh về nội dung lại hơi… tắt.
Thiết lập bối cảnh bên trong một trò chơi thực tế ảo, nơi mọi người chơi bị mắc kẹt trong một hệ thống mà “thất bại” có nghĩa là cái chết. Sword Art Online là một trong những thành công lớn nhất của ngành công nghiệp anime trong thập kỷ qua và chắc chắn sẽ đi vào lịch sử anime, bất kể những lời gièm pha cũng nhiều không kém. Dẫu vậy đúng là có nhiều chi tiết không rõ ràng mà chúng ta sẽ điểm qua một số dưới đây!
1/ Tại sao không ai nhận ra bộ Nevergear có thể gây chết người?
Concept chính của Sword Art Online ngay từ đầu là người chơi bị mắc kẹt trong trò chơi VR cho đến khi họ có thể phá đảo, hoàn thành yêu cầu của Kayaba, … hoặc cho đến khi họ chết. Nếu bất cứ ai cố gắng tháo Nevergear vì bất kỳ lý do gì, bộ não của họ sẽ bị phá hủy.
Chính xác thì làm thế nào mà không ai nhận thấy những chiếc mũ VR này có chức năng ẩn trong đó có thể giết người từ xa theo nghĩa đen. Thiết bị sẽ phải thông qua một bộ phận kiểm duyệt trước khi tung ra thị trường, như là một phần của việc kiểm tra thiết bị… Vậy, các bên có thẩm quyền chỉ vô tình bỏ qua điều này, hay họ đã được hối lộ?
2/ Những kẻ giết người trong game sau đó có phải đi tù?
Ngay đầu loạt phim, hệ thống đã đề cập rằng một số nhân vật bắt đầu trở thành “Kẻ giết người chơi” hay còn gọi là PK. Đây là một hiện tượng không phải là hiếm trong các game online và các trò chơi thực tế, thậm chí nhiều nhà phát hành phải đau đầu tìm kiếm các biện pháp ngăn chặn điều này để đảm bảo trải nghiệm không bị tiêu cực đến mức game thủ ngừng chơi. Nhưng, nếu người chơi vẫn giết người khác sau khi họ đã được thông báo rằng làm như vậy sẽ có nghĩa là giết một ai đó trong cuộc sống thực, vậy thì họ có phạm tội giết người không?
Bộ phim cố gắng “làm lơ” chi tiết này sau khi tựa game sụp đổ và mọi thứ kết thúc, nhưng liệu có nên buộc tội giết người cho bất kỳ PKer nào sau đó thoát khỏi trò chơi không?
3/ Mọi người vẫn trở lại ALO, thậm chí GGO sau sự cố kinh hoàng ở SAO?
Sword Art Online có một vấn đề thế này: Một trò chơi trong đó nếu avatar của người chơi chết đồng nghĩa họ cũng chết trong đời thực. Điều này,… thành thật mà nói nên được quan tâm hơn trong thế giới của bộ phim.
Tuy nhiên, sau sự kiện SAO, thể loại VRMMO, thứ đáng ra đã phải chịu sự chỉ trích gay gắt từ xã hội lại “hoàn toàn không chết” vì hàng ngàn người chơi đã bị giết. Thay vào đó, chúng ta có Alfheim Online, Gun Gale Online, New Aincrad, rmột trong số đó hóa ra là thử nghiệm kiểm soát tâm trí, còn khi bước vào Project Alicization nó còn bay lên một tầm vĩ mô hơn. Chính quyền ở đâu khi thậm chí một tựa game bạo lực, có nguy cơ xảy ra sự cố còn cao hơn SAO là Gun Gale Online lại được đưa lên báo đài, truyền thông ở khắp nơi trong thế giới Sword Art Online?
4/ Sẽ thế nào nếu… mất điện hay… rớt mạng?
Cách mọi thứ được giải thích, nếu người chơi cố gắng thoát khỏi trò chơi, họ sẽ ngay lập tức bị giết. Vậy chuyện gì xảy ra nếu chỉ là do yếu tố từ bên ngoài? Họ bị mắc kẹt trong trò chơi đó trong hai năm.
Hai năm là một thời gian dài. Trong 2 năm, không bao giờ mất điện Quan trọng hơn, trong 2 năm… không có một sự cố Internet nào xảy ra sao? Sword Art Online được đặt trong bối cảnh một vài năm ở tương lai, nhưng năm 2022 vẫn chỉ là tương lai gần ở thời điểm hiện tại (tính từ sự kiện SAO). Ở tương lai đó, không có chuyện internet của mọi người lại lâu lâu không bị “cá mập cắn”.
5/ Các hacker ở đâu khi xảy ra sự cố SAO?
Giả sử rằng Kayaba có thể khiến mọi người phải đội “mũ VR chết chóc”, vậy thì sao cơ chứ? Có hàng triệu thiên tài trên thế giới và họ đúng ra đã có tận 2 năm để tìm ra cách giải quyết vấn đề phi lí này.
Vậy thật sự không ai trong thế giới SAO có thể mua một trong những chiếc mũ VR này và thử nghiệm chúng với hy vọng tìm ra cách “hack”, khiến mọi người không chết trước khi họ tháo nó ra? Điều này đáng lẽ phải được cố gắng thử hoặc đề cập trong câu chuyện ngay cả khi không có cảnh sát tham gia, vì đây là một thách thức mà chắc chắn bất kỳ hacker nào cũng muốn thử và thực hiện.
(còn tiếp…)