Tam Quốc: Trận Di Lăng, nước cờ mạo hiểm của Lưu Bị quyết định số phận của cả 3 nước Ngụy – Thục – Ngô.

Trận Di Lăng mang ý nghĩa mấu chốt định đoạt số phận của 3 nước Ngụy – Thục – Ngô và Lưu Bị chính là người khởi xướng lên trận đánh này.

Trong Tam Quốc Chí, có 2 trận đánh làm ảnh hưởng lớn đến bước ngoặt của thế cục, một là trận Xích Bích, và một là trận Di Lăng. Đặc biệt, trận Di Lăng mang ý nghĩa mấu chốt định đoạt số phận của 3 nước Ngụy – Thục – Ngô. Lưu Bị chính là người khởi xướng nên trận đánh này qua nhiều lý do. Mạo hiểm đi một nước cờ một mất một còn với Đông Ngô, Lưu Bị đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Vậy tại sao lại có trận Di Lăng? Vì sao Lưu Bị lại bỏ qua mọi sự can gián để địch thân đi chinh phạt Đông Ngô? Và kết quả trận đánh trên đã ảnh hưởng như thế nào đến thế cục của Tam quốc lúc bấy giờ?

Sự ra đi của Quan Vũ, Trương Phi

Tam Quốc: Trận Di Lăng, nước cờ mạo hiểm của Lưu Bị quyết định số phận của cả 3 nước Ngụy – Thục – Ngô. - Ảnh 1.

Một trong những nguyên nhân chính để dẫn đến cuộc chiến Di Lăng đó chính là cái chết của Quan Vũ. Khi Lưu Bị lệnh cho Quan Vũ giữ thành Kinh Châu, ông vô tình đã mắc mưu Lữ Mông từ đó bỏ mạng. Khi hay tin Lữ Mông ngấm ngầm liên kết với quân Ngụy để sát hại nhị đệ của mình, Lưu Bị tức giận khôn xiết, quyết đem lòng trả thù cho người huynh đệ kết nghĩa này. Chưa hết, khi Lưu Bị chưa kịp xuất quân thì lại phải hứng chịu một hung tin khác: Tam đệ Trương Phi đã bị ám hại bởi thủ hạ của mình, sau đó hắn lại sang hàng Đông Ngô. Như đổ dầu vào lửa, Lưu Bị nổi cơn lôi đình và lập tức xuất quân tiến về phía đông.

Ngoài ra, khi bối cảnh các danh tướng Đông Ngô (Chu Du, Lỗ Túc, …) đã qua đời, Lưu Bị càng có lý do để khởi binh. Nhất là khi thành Kinh Châu chính là vị trí chiến lược trong kế sách "Long Trung đối sách" mà Gia Cát Lượng đặt ra, nước Thục phải chiếm lại được thành này càng nhanh càng tốt. So sánh lực lượng không thể tranh chấp được với Tào Phi của nước Ngụy hùng mạnh, Lưu Bị đành thân chinh khởi binh đi đánh Đông Ngô.

Nước cờ mạo hiểm và sai lầm của Lưu Bị

Tam Quốc: Trận Di Lăng, nước cờ mạo hiểm của Lưu Bị quyết định số phận của cả 3 nước Ngụy – Thục – Ngô. - Ảnh 2.

Trong trận Di Lăng, tương quan lực lượng giữa Thục và Ngô khá rõ ràng. Về phía Thục Hán, Lưu Bị dẫn theo 4 vạn quân và các tướng Mã Lương, Hoàng Quyền, Trình Kỳ, Trương Nam, Ngô Ban, Phùng Tập và Triệu Vân (theo "Tam quốc diễn nghĩa", La Quán Trung viết Lưu Bị dẫn theo đến 70 vạn quân). Ở bên kia chiến tuyến, Tôn Quyền có trong tay 5 vạn binh và các tướng Chu Nhiên, Phan Chương, Tống Khiêm, Hàn Đương, Tôn Hoàn và Từ Thịnh. Qua bố trí lực lượng tướng và quân hai bên, các sử gia khẳng định từ đầu quân Ngô đã có ưu thế hơn quân đông chinh của Lưu Bị. Là một tướng lĩnh, Bị rõ ràng biết được điều đó, nhưng ông đã bất chấp để xuất binh. Đây rõ ràng là một nước cờ mạo hiểm chết người của vị chủ công nước Thục này.

Sai lầm của Lưu Bị chính là đã bỏ qua mọi sự can gián đến từ các quần thần nước Thục, trong đó có cả Gia Cát Lượng, Triệu Vân,… Ngay từ đầu, đến cả Tôn Quyền cũng nhận thấy trận chiến này vô nghĩa như thế nào, nên ông đã phái Gia Cát Cẩn (anh của Khổng Minh) sang hòa giải. Nhưng vì tình nghĩa anh em, Lưu Bị đã bỏ ngoài tai tất cả để liều mạng dẫn quân đi đánh Đông Ngô. Triệu Vân là người đầu tiên đứng ra can ngăn Lưu Bị, ông nói rằng đối thủ của Thục Hán bây giờ là họ Tào chứ không phải họ Tôn. Cần phải giữ vững mối liên kết Tôn Lưu chống Tào mới có thể thành đại cục.

Tam Quốc: Trận Di Lăng, nước cờ mạo hiểm của Lưu Bị quyết định số phận của cả 3 nước Ngụy – Thục – Ngô. - Ảnh 3.

Sai lầm thứ 2 và cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại của Lưu Bị ở trận Di Lăng đó chính là việc sai thuộc hạ lập "liên trại" kéo dài hơn 700 dặm từ Khiếu Đình đến Tí Quy. Trong bối cảnh Lục Tốn nhất quyết tử thủ không ra nghênh chiến, Lưu Bị đã mắc sai lầm khi đưa ra kế sách trên. Tào Phi ở phương Bắc khi hay tin cũng đã đoán trước được thất bại của Lưu Bị. Thêm vào đó, đánh lâu không được, quân Thục cũng dần trở nên mệt mỏi. Bởi vậy, khi quân Ngô phản công, Lưu Bị đã nhanh chóng thất bại, quân đội và nhiều tướng lĩnh đều bỏ mình. Cũng từ đây, quốc lực của nhà Thục yếu dần, khiến cho Khổng Minh dù có tài đến mấy cũng không thể giúp chủ khôi phục được nhà Hán.

Hậu quả và bước ngoặt lịch sử từ trận Di Lăng

Khi hay tin Lưu Bị một mực tiến công Đông Ngô, Tôn Quyền không còn cách nào khác đã sai sứ sang Tào Ngụy để xưng thần. Điều đó có nghĩa, liên minh Tôn Lưu chính thức sụp đổ. Đúng như phân tích của đại thần Hoa Hâm bên phía Tào Ngụy: hai nước Ngô và Thục vốn nhỏ bé, nếu liên minh còn có thể đứng vững, song lại quay ra đánh nhau thì càng dễ mất. Hai nước nhỏ tranh chiến làm cả hai bị hao tổn khiến Tào Ngụy hưởng lợi. Với hoàn cảnh đó, chỉ có một mình Tào Ngụy có đủ khả năng thực hiện thống nhất.

Tam Quốc: Trận Di Lăng, nước cờ mạo hiểm của Lưu Bị quyết định số phận của cả 3 nước Ngụy – Thục – Ngô. - Ảnh 4.

Về phần Lưu Bị, do hối hận trước những sai lầm của mình, ông đã không còn mặt mũi nào để quay về Thành Đô nữa. Lưu Bị đành lưu lại ở thành Bạch Đế và bệnh mất sau đó một năm (223). Cha mất, Lưu Thiện lên ngôi kế vị, quyền hành nằm trong tay Gia Cát Lượng. Từ sau trận Di Lăng, nước Thục suy yếu thấy rõ rồi từ từ diệt vong. Ngụy quốc nắm thời cơ đem quân đi dẹp cả Thục và Ngô, thống nhất Trung Hoa, lập nên nhà Tấn.