Phật Tổ Như Lai
Như Lai được coi là Tây Phương Phật giáo chi tổ, pháp lực vô biên.
Phật Tổ Như Lai là người có thân phận cao quý, tu vi thâm hậu, là đại diện cho Phật giáo. Khi Ngộ Không đại náo Thiên cung. Thiên Đình tuyên Như Lai đến cứu giá, Như Lai vốn có thể dễ dàng khiến Tôn Ngộ Không tan biến, nhưng đức phật từ bi, không sát giới, nên đã bày trò cá cược với Tôn Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không dù trổ hết bản lĩnh không thể nhảy ra khỏi bàn tay của Phật tổ. Sau khi thua cược, Tôn Ngộ Không liền dùng Cân đẩu vân để chạy trốn. Nhưng kết cục vẫn không thoát khỏi bàn tay Như Lại, bị đày dưới núi Ngũ Hành 500 năm.
Trấn Nguyên Tử
Trong Tây du ký, Trấn Nguyên Tử đại tiên, một Tổ Địa tiên luôn ở Ngũ Trang Quán, Vạn Thọ Sơn tu luyện. Trấn Nguyên Tử không những quyền thế rất lớn, mà trong nhà ông còn có một bảo vật cực kỳ giá trị, đó chính là cây nhân sâm.
Cây nhân sâm của Trấn Nguyên Tử sinh ra từ khi càn khôn còn hỗn độn, trời đất còn mờ mịt chưa phân. Khắp tứ đại bộ châu trong thiên hạ thì chỉ có Ngũ Trang Quán ở Tây Ngưu hạ châu là sản sinh ra cây ấy, có tên là "Vạn Thọ thảo hoàn đơn", cũng gọi là "Nhân sâm quả".
Năm đó Tôn Ngộ Không đại nào Ngũ Trang Quán, đánh đổ cây nhân sâm, phải nhân lúc nửa đêm vội vàng dẫn theo mọi người chạy trốn, nhưng Trấn Nguyên Tử dễ dàng đuổi kịp.
Ba đồ đệ của Đường Tăng hiệp lực đánh trả, nhưng chưa kịp xuất chiêu đã bị Trấn Nguyên Tử tóm gọn vào ống tay áo.
Tôn Ngộ Không biết mình không phải đối thủ của Trấn Nguyên Tử, nên đã nhận lời đi tìm người cứu cây, khi mời Quan thế âm Bồ Tát đến, đã được Bồ Tát tiết lộ: Trấn Nguyên đại tiên pháp lực vô cùng lớn, khắp Phật giới đều phải kính nể ông ba phần.
Nhị Lang Thần
Nhị Lang Thần tức Dương Tiễn là con trai thứ hai của Dương Thiên Hựu (người phàm) và Dao Cơ tiên tử (em gái Ngọc Hoàng), ông được người đời xưng tụng là chiến thần của Thiên đình. Trong cả Tây du ký và Phong thần diễn nghĩa đều miêu tả Dương Tiễn là một nam tử khôi ngô tuấn tú.
Nhị Lang Thần sở hữu tới 72 phép thần thông biến hóa (Thất thập nhị huyền công) và võ công cao cường, là một trong những vị tướng đắc lực của thiên giới. Vũ khí của Dương Tiễn có tên Tam tiêm đao đánh đâu diệt đó, sức mạnh vô song. Cây đao này là do Giao Long ba đầu - một đại yêu quái từng bóp nát trái tim của Dao Cơ tiên tử - hóa thành.
Bên cạnh Dương Tiễn còn trợ thủ đắc lực Hao Thiên Khuyển, vốn là chó kéo xe của Viêm Đế, được miêu tả có màu đen tuyền. Hao Thiên Khuyển có thần lực trừ yêu diệt ma, và cũng được coi là một trong những pháp bảo mà cả thần và ma đều muốn đoạt được.
Ngoài ra, Dương Tiễn còn sở hữu thêm một con mắt trên giữa trán, loại mắt mà có thể nhìn thấy những thứ mà mắt trần của người bình thường không thể thấy được.
Trong tiểu thuyết Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không khi đại náo thiên cung, mười vạn thiên binh không thể ngăn cản Đại Thánh. Quan Âm Bồ Tát đã tiến cử Nhị Lang Thần với Ngọc Hoàng, sau đó Dương Tiễn liền tiếp chỉ hàng yêu.
Khi Dương Tiễn giao đấu với Tôn Ngộ Không, Đại Thánh dùng phép Giả hình để biến hóa thành các con vật hòng chạy thoát khỏi sự truy sát của Nhị Lang Thần.
Tuy nhiên, dù Tôn Ngộ Không có biến hóa thế nào đi nữa cũng không thoát khỏi sự kiểm soát của Âm dương nhãn trên trán Dương Tiễn. Sau nhờ vòng Kim cang trác của Thái Thượng Lão Quân Nhị Lang Thần đã bắt được Tôn Ngộ Không.
So với Phật Tổ Như Lai và Trấn Nguyên Tử, việc bắt được Tôn Ngộ Không của Nhị Lang không được quang minh chính đại cho lắm. Bởi phải nhờ đến Thượng Lão Quân liền ném Kim cang trác trúng đầu Ngộ Không, đồng thời Khao Thiên Khuyển lao vào cắn, Dương Tiễn mới nhân cơ hội đánh ngã và bắt sống được Đại Thánh.