Trong quá khứ để một manga thành công thì yếu tố đầu tiên chính là “càng dài càng tốt”, tuy nhiên thời thế đã khác và liệu quan điểm trên có còn phù hợp?
Cách đây hơn 10 năm thì tiêu chuẩn đầu tiên để một manga thu hút đông đảo khán giả, nổi tiếng, được lên anime, có doanh số khủng,… là tác phẩm đó phải thật là dài. Chúng ta có rất nhiều cái tên đại diện cho thời kỳ đó như One Piece, Doraemon, Conan, Naruto, Bleach, Fairy Tail, Dragon Ball… tất cả đều là các manga vô cùng dài. Nhưng có vẻ như quan điểm sáng tác và thị hiếu khán giả trong vòng vài năm trở lại đây đã có nhiều điểm khác biệt so với thời kỳ trước.
Theo đó có không ít cái tên nhận nhiều sự chú ý mà vẫn quyết định kết thúc sớm kể cả khi cốt truyện chưa thật sự hoàn chỉnh và tiềm năng khai thác còn nhiều như Kimetsu no Yaiba, Jujutsu Kaisen (tác giả muốn kết thúc sớm ngay khi anime season 1 đang bùng nổ) hay mới đây nhất là Mashle. Tạm bỏ qua những nguyên nhân chủ quan như việc tác giả bí ý tưởng hay không còn cảm hứng để sáng tác thì vẫn còn nhiều yếu tố để kết thúc sớm các bộ truyện trên. Cơ bản là hướng đi hiện nay của nhiều nhà xuất bản là kết thúc khi còn nhiệt và giữ được chất lượng tác phẩm còn hơn là kéo dài lê thê để rồi mang về kết quả không như mong đợi, ví dụ như manga Bleach. Liên tục sáng tác không còn là con đường duy nhất để kiếm tiền ngày nay nữa, chỉ cần tạo nên một thương hiệu nổi tiếng rồi từ đó bán hình ảnh và các sản phẩm liên quan cũng đủ để hốt bạc rồi.
Cách đây vài chục năm thì thu nhập chính của các họa sĩ manga là tiền từ mỗi chap truyện được đăng trên tạp chí, nhuận bút khi in thành sách, các sản phẩm ăn theo… Tuy nhiên, những năm 1980-2000 trừ những manga đã có tiếng tăm từ trước thì các bộ truyện mới nổi rất khó để thu hút khán giả. Nên muốn duy trì thu nhập thì chỉ có cách liên tục ra mắt các chap mới, thậm chí nổi tiếng như One Piece thì thời đầu ra mắt vẫn gặp rất nhiều trở ngại, tác giả Oda phải phát hành chap mới thường xuyên để giữ đọc giả.
Tuy nhiên nhìn vào thời điểm hiện tại thì mọi chuyện đã khác xa, Kimetsu no Yaiba là minh chứng rõ nhất, truyện ra có cỡ 20 tập vẫn nổi đình đám, season mới của anime vẫn được đón nhận nồng nhiệt dù manga đã kết thúc rất lâu về trước. Vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh nhưng không thể phủ nhận một sự thật là dù cho chất lượng manga không đạt chuẩn, chỉ cần bản anime thành công thôi cũng đã đủ sức kéo cả thương hiệu đi lên.
Thay vì phải gắn bó chục năm với một tác phẩm duy nhất, tuần nào cũng phải vắt óc ra suy nghĩ các diễn biến mới, phác thảo rồi hoàn thiện cho kịp deadline thì các họa sĩ manga thời nay lựa chọn cách dứt điểm ngắn gọn, khi đã xây dựng được thương hiệu rồi thì chỉ cần từ đó nghĩ cách kiếm tiền mà thôi. Thậm chí một vài tác phẩm “siêu ngắn” cũng gây được tiếng vang lớn, không chỉ ít chap mà trong mỗi chap cũng chả có bao nhiêu nội dung nhưng vẫn thu hút được đọc giả vì nhiều lý do khác nhau.
Ngay cả manga bán chạy nhất mọi thời đại như One Piece vẫn lép vế so với nhiều tác phẩm mỳ ăn liền khác ở thời điểm hiện tại nếu chỉ tính riêng doanh thu theo tháng, quý, thậm chí là doanh thu theo năm. Giống như cách Tiktok phổ biến, các họa sĩ manga cũng lựa chọn sáng tác những bộ truyện ngắn và kết thúc gọn, vừa tiết kiệm được công sức vừa dễ dàng thu hút được đọc giả mới thay vì cố gắng xây dựng một thương hiệu hoàn chỉnh với hàng chục năm sáng tác.
Ý tưởng từ đâu để tác giả Oda quyết định cho chuyển thể One Piece thành live action?