Thất Sơn Tâm Linh ghi dấu ấn với cảnh đẹp yên bình miền Thất Sơn

Tạm quên câu chuyện chấn động của Thất Sơn Tâm Linh để đến với cảnh đẹp yên bình miền Thất Sơn.

Chính thức ra rạp sau thời gian dài khiến người hâm mộ phải chờ đợi, bộ phim Thất Sơn Tâm Linh không chỉ tái hiện câu chuyện có thật gây chấn động Việt Nam về tên sát nhân hàng loạt đầu tiên mà còn mang đến màu sắc bí ẩn, ẩn ghê rợn đến rùng mình. Với tướng mạo hiền từ, cách nói chuyện nhẹ nhàng, từ tốn gã thầy thuốc sát nhân tên Huỳnh thường xuyên chữa bệnh mà không lấy tiền, hắn tạo được lòng tin của rất nhiều người dân ở những nơi hắn đến. Hắn ta luôn gieo rắc vào đầu người khác về những bài thuốc bí truyền, những cách chữa bệnh kỳ lạ mang đậm màu sắc kì dị. Nhưng có ai ngờ, đằng sau tướng mạo thư sinh, hiền lành ấy là một âm mưu khủng khiếp...

Tuy nhiên, hãy tạm quên câu chuyện nhuốm màu tội ác của thời gian trong Thất Sơn Tâm Linh để đến với An Giang, vốn là nơi có bối cảnh chính để thực hiện những thước phim sinh động. Vùng Bảy Núi hay còn gọi là Thất Sơn mang đến khung cảnh dung dị, bình yên của miền Tây khiến khán giả không khỏi xao xuyến với những cánh đồng lúa xanh mát trải dài bất tận, những ngôi nhà sàn đặc trưng của miền Tây sông nước hay những chiếc cầu nhỏ bắc qua kênh rạch... xuất hiện trong phim.

Thất Sơn Tâm Linh ghi dấu ấn với cảnh đẹp yên bình miền Thất Sơn - Ảnh 1.

Bối cảnh An Giang đã đem đến cho Thất Sơn Tâm Linh một khung cảnh rất yên bình vào đầu phim.

Miền Thất Sơn trong Thất Sơn Tâm Linh

Vốn là bối cảnh chính, miền Thất Sơn trong thước phim Thất Sơn Tâm Linh hiện lên như một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ giữa bao la đồi núi trùng điệp xen lẫn khung cảnh bình yên của một vùng quê. Ngay từ những giây đầu tiên của bộ phim, khung cảnh sớm mai trong lành với những giọt sương đã dẫn dắt người xem đến với khung cảnh miền Tây những năm 1990.

Thất Sơn, hay còn được gọi với cái tên Bảy Núi hoặc Bửu Sơn, gồm bảy ngọn núi không liên tục, đột khởi trên đồng bằng miền Tây Nam Bộ, thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Không chỉ vậy, nơi đây còn có sự pha trộn và hội tụ của nhiều nền văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Kinh, Khmer, Chăm.... tạo nên một bức tranh tổng thể vô cùng hài hòa nhưng cũng không kém phần bí ẩn và tâm linh. Bảy ngọn núi bao gồm: Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Nước (Thủy Đài Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn).

Thất Sơn Tâm Linh ghi dấu ấn với cảnh đẹp yên bình miền Thất Sơn - Ảnh 2.
Thất Sơn Tâm Linh ghi dấu ấn với cảnh đẹp yên bình miền Thất Sơn - Ảnh 3.
Thất Sơn Tâm Linh ghi dấu ấn với cảnh đẹp yên bình miền Thất Sơn - Ảnh 4.
Thất Sơn Tâm Linh ghi dấu ấn với cảnh đẹp yên bình miền Thất Sơn - Ảnh 5.
Thất Sơn Tâm Linh ghi dấu ấn với cảnh đẹp yên bình miền Thất Sơn - Ảnh 6.
Thất Sơn Tâm Linh ghi dấu ấn với cảnh đẹp yên bình miền Thất Sơn - Ảnh 7.

Khung cảnh An Giang – nơi có dãy núi Thất Sơn nổi tiếng đẹp 1 cách xuất thần trong Thất Sơn Tâm Linh

Theo sử sách cho biết, 7 ngọn núi này từng được gọi là bảy điểm "linh huyệt" của vùng Thất Sơn, là nơi chịu ảnh hưởng rất nhiều những yếu tố thần bí, siêu nhiên, phong thủy… Cho đến ngày nay, Thất Sơn - Bảy Núi vẫn được xem là một địa danh kỳ bí, với những huyền thoại khó lý giải, được lưu truyền trong dân gian như người sở hữu sức mạnh vô song khiến súng bắn khó thủng, người có tài chữa bệnh nan y, nhà tiên tri dự đoán nhiều việc chính xác, người tàng hình, dùng nón ná đi trên mặt biển… Đây đều là những hiện tượng phi tự nhiên khiến họ được suy tôn như những vị thánh nhân, mà bản thân Bảy Núi càng trở nên linh thiêng trong mắt con người.

Rừng tràm trà sư – khung cảnh yên bình hiếm hoi của Thất Sơn Tâm Linh

Nếu Bảy Núi - Thất Sơn mang đến khung cảnh hùng vĩ xen lẫn kỳ bí thì rừng tràm Trà Sư lại như một bức tranh thần tiên xanh mướt và trong lành hiện ra trong câu chuyện của Thất Sơn Tâm Linh. Hình ảnh Sỏi và thầy Huỳnh trên một chiếc xuồng, len lỏi trong rừng tràm, giữa những vạt bèo xanh mơn mởn chắc hẳn sẽ khiến không ít khán giả đều cảm nhận được sự bình yên đến êm dịu. Dưới bầu trời xanh trong lành, Sỏi - cô gái câm điếc - lần đầu tiên cảm nhận được những cử chỉ dịu dàng, ân cần của người đàn ông mà cô thầm yêu. Với những hình ảnh êm đềm và khung cảnh nên thơ, hình ảnh này đã phần nào giúp Thất Sơn Tâm Linh bớt đi phần nào những màu sắc u tối, ghê rợn và ma quái.

Thất Sơn Tâm Linh ghi dấu ấn với cảnh đẹp yên bình miền Thất Sơn - Ảnh 8.
Thất Sơn Tâm Linh ghi dấu ấn với cảnh đẹp yên bình miền Thất Sơn - Ảnh 9.
Thất Sơn Tâm Linh ghi dấu ấn với cảnh đẹp yên bình miền Thất Sơn - Ảnh 10.

Rừng tràm Trà Sư trong Thất Sơn Tâm Linh cũng là phân đoạn hiếm hoi cho thấy sự bình yên trước khi mọi thứ u ám được phát hiện

Rừng tràm Trà Sư thuộc địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Hiện nay, rừng tràm Trà Sư đang là một trong những địa điểm tham quan tiêu biểu cho du lịch mùa nước nổi An Giang với diện tích lên tới 850ha. Cảnh quan đặc trưng trong khu rừng là con đường sâu hút tầm mắt tạo bởi những cây tràm. Và khi nước lên, nó tạo nên một khung cảnh cực kỳ đẹp và mang đậm chất điện ảnh. Với bầu không khí trong lành tràn ngập tiếng chim kêu, cũng như khung cảnh luôn gợi nên nhiều cảm xúc, Trà Sư đang sấn trở thành một phim trường lớn của giới làm phim. Không chỉ có mỗi Thất Sơn Tâm Linh mà đã có không ít tác phẩm điện ảnh chọn nơi này để thực hiện phim.

Những tháng cuối năm là thời điểm đẹp nhất ở miền Tây khi con nước tràn về, mang theo sự trù phú và màu mỡ cho vùng đất phương Nam này. Những cánh đồng ngập nước, các dòng sông no đầy phù sa, và khu rừng tràm xanh thẳm đẹp ngỡ ngàng góp phần tạo nên một bức tranh đặc sắc. Đây cũng là thời điểm mặt nước ken đặc bèo tây, dày như tấm thảm. Và đó cũng là lúc không chỉ một mà rất nhiều đoàn phim như Thất Sơn Tâm Linh lại khăn gói lên đường đến nơi này để quay phim.

Thất Sơn Tâm Linh hiện đang công chiếu trên toàn quốc.