Như đã theo dõi ở bài viết trước, chúng ta đều biết “The Ring” chính là tác phẩm được làm lại của phiên bản gốc “Ringu”. Và cho đến thời điểm hiện tại đã có vô số những phiên bản được tái chế lại. Nhưng quả thực, nếu ai đã từng có cơ hội xem phiên bản gốc Ringu 1998, thì ắt hẳn rằng nó kinh dị đến nỗi những phiên bản kia gộp lại cũng chả bằng được 1 góc. Có những người còn chia sẻ rằng họ không dám coi lại lần thứ 2 vì nó quá ám ảnh, và khuyên chúng ta tốt nhất nên coi những bản làm lại như 2002 hoặc mới nhất là 2017 cho đỡ sợ.
Sự khởi đầu của tượng đài
Ring là một trong những bộ tiểu thuyết kinh điển nhất nền văn học Nhật Bản
Nhưng khởi đầu của mọi phiên bản đều bắt nguồn từ tiểu thuyết Ring của nhà văn Koji Suzuki ra mắt vào năm 1991. Bộ tiểu thuyết này có tổng cộng 4 quyển và trong số đó “Ring” tập đầu tiên được xem là một tượng đài trong làng văn học kinh dị của xứ sở “Hoa anh đào”. Từ đó thôi thúc Nakata (đạo diễn Ringu) đưa bộ tiểu thuyết này lên màn ảnh và chính ông cũng không thể ngờ sản phẩm này đã trở thành tượng đài của làng phim kinh dị.
Sadako gây ám ảnh vì quá “Chân thật”
Ma nữ Sadako là nhân vật chính trong tác phẩm này, nét kinh dị của Sadako không đến từ những chi tiết máu me, hay qua những âm thanh rùng rợn. Đơn giản chỉ là mô phỏng lại hồn ma nữ Yūrei trong lịch sử dân gian Nhật Bản. Nhưng tại sao lại gây ám ảnh đến tột độ? Chính là vì hình ảnh của “Ma nữ” quá chân thực gắn liền với đời sống của người dân Nhật Bản ở đây.
Yūrei ám chỉ là những người phụ nữ Nhật sau khi chết. Theo truyền thống họ sẽ xõa mái tóc dài của mình, cơ thể được mặc bộ kimono trắng để thể hiện sự thuần khiết của linh hồn người chết. Đôi khi thứ gây ám ảnh cho chúng ta cả đời không phải là những chi tiết kinh khủng máu me mà chỉ đơn giản là những thứ thân thuộc xuất hiện trong đời sống chúng ta hằng ngày. Và điều đó đã làm nên sự ám ảnh của The Ring.
Sadako và cái giếng đều “Có thật”
Nếu muốn biết Sadako như thế nào ở ngoài đời thật, hãy cùng đến với lâu đài Himeji để tìm hiểu. Đây là một trong những lâu đài năm trên đỉnh một ngon núi, được xây dựng vào khoảng năm 1340. Nhưng ít ai biết được tại đây đã xảy ra một thảm kịch kinh hoàng và nó đã vô tình làm đề tài cho Ringu phát triển. Thảm kịch nói về một cô gái đã chết trong cái giếng ngay bên ngoài tòa lâu đài.
Tương truyền rằng, Okiku là một cô hầu gái xinh đẹp, vì cự tuyệt tình cảm của ông chủ Samurai Aoyama Tessan nên phải chết thảm. Do không chiếm được trái tim lẫn thể xác Okiku mà Aoyama bảo rằng cô làm mất một chiếc đĩa trong bộ sưu tập cổ của hắn. Okiku đã rất hoảng loạn, cô đã cố đếm đi đếm lại nhưng vẫn chỉ có 9 chiếc. Aoyama bảo nếu đồng ý phục vụ hắn thì sẽ tha mạng cho nhưng nàng nhất quyết từ chối.
Giếng Okiku nguồn cảm hứng tạo nên cơn ác mông mang tên The Ring
Aoyama điên tiết hành hạ, tra tấn cô vì đã ăn cắp chiếc đĩa. Không chịu nổi tuổi nhục cô đã lao mình xuống cái giếng của lâu đài trong sự tuyệt vọng. Trong một phiên bản khác có nhắc Aoyama đã đẩy cô xuống giếng sau khi cô từ chối ở bên cạnh hắn ta. Tất nhiên câu chuyện không dừng ở đó, linh hồn Okiku trỗi dậy từ cõi chết, cô bò ra khỏi cái giếng và "leo" vào giấc ngủ của Aoyama. Có 2 thứ mà những gia nhân lúc đấy nghe được chính là tiếng gào thét mỗi đêm của Aoyama và tiếng vọng từ 1 đến 9 vang lên từ miệng giếng cho tới khắp lâu đài. Cái giếng nằm ngay bên ngoài lâu đài Himeji vẫn tồn tại cho đến bây giờ và được người dân gọi là “Giếng của Okiku”.
Không hiểu chê miệng giếng là để Okiku không có cơ hội thoát ra ngoài hay tránh những người tò mò tìm cách xuống dưới đáy?
Mặc dù đã có rất nhiều tựa phim kinh dị xuất sắc đã nổi lên với những chi tiết máu me, âm thanh rợn người. Nhưng cảm giác sợ hãi trong một không gian “đình trệ”, phải hồi hộp chạy đua với thời gian thì “The Ring” mang lại cho khán giả những cảm xúc hoang mang và ám ảnh đến lạ thường mà cho đến ngày nay chưa có một thước phim nào có thể làm được. Đấy mới là điều làm nên một tượng đài trong làng phim kinh dị thế giới.