Nhân vật Vegapunk đã đề cập đến một thứ gọi là “thí nghiệm linh hồn” trong chap mới của manga One Piece, đây thực chất là một thí nghiệm có thật ngoài đời.
Theo đó thì thí nghiệm linh hồn hay thí nghiệm 21 gram, được Vegapunk nhắc đến trong cuộc trò chuyện với Kuma, là một thí nghiệm nổi tiếng được thực hiện bởi bác sĩ Duncan MacDougall vào năm 1907.
Thí nghiệm 21 gam đề cập đến một nghiên cứu khoa học được Duncan MacDougall, một bác sĩ ở Haverhill, Massachusetts, công bố vào năm 1907. MacDougall đưa ra giả thuyết rằng linh hồn mang một trọng lượng vật chất, và đã thử đo khối lượng bị mất đi ở một người khi hồn lìa khỏi xác. MacDougall đã thử đo khối lượng thay đổi ở sáu bệnh nhân vào thời điểm lìa đời. Một trong sáu đối tượng đã mất đi ba phần tư ounce (21.3 gam).
MacDougall phát biểu rằng thí nghiệm của ông cần phải lặp lại nhiều lần trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào. Đa số cho rằng thí nghiệm này thất bại và phi khoa học, bởi vì kích thước mẫu nhỏ và các phương pháp được sử dụng, cũng như kết quả thực tế chỉ có một trong sáu đối tượng thỏa mãn được giả thuyết. Thí nghiệm này đã được đề cập như là một ví dụ của thiên kiến báo cáo có chọn lọc. Mặc dù bị bác bỏ trong cộng đồng khoa học, nhưng thí nghiệm của MacDougall đã truyền bá khái niệm cho rằng linh hồn có trọng lượng, mà cụ thể là nó nặng 21 gam.
Năm 1901, Duncan MacDougall, một bác sĩ ở Haverhill, Massachusetts, muốn xác định liệu linh hồn có trọng lượng hay không trên sáu bệnh nhân sắp chết trong các viện dưỡng lão. Bốn người bị lao, một người tiểu đường, và một người không rõ nguyên nhân. MacDougall đặc biệt chọn những người đang bị những căn bệnh vắt kiệt sức, vì ông cần những bệnh nhân còn nguyên vẹn khi họ chết để cân đo cho chính xác. Khi các bệnh nhận có biểu hiện hấp hối, toàn bộ giường của họ được đặt lên một cái cân có kích thước công nghiệp với độ nhạy trong hai phần mười ounce (5.6 gam). Với niềm tin rằng con người có linh hồn và động vật thì không, MacDougall sau đó đã cân đo trọng lượng của năm mươi con chó sau khi chết. MacDougall nói rằng ông muốn dùng những con chó bị bệnh hoặc đang hấp hối cho thí nghiệm của mình, nhưng không thể tìm được. Do đó người ta cho rằng ông ấy đã hạ độc những con chó khỏe mạnh.
Một trong những bệnh nhân giảm trọng lượng nhưng sau đó lại tăng trở lại, hai trong số những bệnh nhân khác được ghi nhận có sự giảm trọng ngay lúc chết nhưng vài phút sau lại giảm nhiều hơn nữa. Một trong số các bệnh nhân đã mất “ba phần tư ounce” (21.3 gam) thể trọng, trùng vào thời điểm chết. MacDougall phớt lờ những kết quả từ một bệnh nhân khác bởi vì các cân đã “không được tinh chỉnh”, và không tính những kết quả từ các bệnh nhân khác vì bệnh nhân chết trong khi vạch đo thiết bị chưa ổn định. MacDougall báo cáo rằng không có con chó nào giảm trọng sau khi chết.
Trong khi MacDougall tin vào những kết quả từ thí nghiệm của mình cho thấy linh hồn của con người có trọng lượng, báo cáo của ông, được công bố năm 1907, nói rằng thí nghiệm phải được lặp lại nhiều lần trước khi có kết luận.
Bản thân nhân vật Vegapunk được Oda lấy ý tưởng từ nhiều nhà khoa học vĩ đại của thế giới như Albert Einstein hay Isaac Newton,… tuy nhiên “thí nghiệm linh hồn” lại có vẻ như hơi lạc quẻ với hình tượng nhà khoa học mà tác giả đang hướng đến cho nhân vật này. Hiện vẫn chưa biết tại sao tác giả Oda lại đề cập đến vấn đề có phần “tâm linh” như thí nghiệm linh hồn trong One Piece, tuy nhiên có vẻ như bản thân vị tác giả nổi tiếng muốn dựa vào thí nghiệm nổi tiếng này để từ đó tạo ra một tình tiết mới trong câu chuyện và nó sẽ có ảnh hưởng không nhỏ cũng như không loại trừ khả năng 21 gram linh hồn của loài người trong One Piece sẽ có liên hệ đến năng lực của Trái Ác Quỷ.
Chưa ‘tận hưởng’ được bao lâu thì anime Nier: Automata công bố delay vô thời hạn