Series Pokémon được định hình bởi nhiều quyết định thú vị do các nhà thiết kế đưa ra, từ diện mạo thay đổi liên tục của Ash không tuổi đến chính các Pokémon. Một vấn đề mà nhiều người hâm mộ đưa ra chính là việc chia Hệ cho các Pokémon.
Cho đến nay, có 18 Hệ trong series, dựa trên từ các nguyên tố, như Lửa, Nước và Thực vật, đến các loài, như Rồng và Tiên. Tuy có rất nhiều Hệ để lựa chọn, Game Freak và Công ty Pokémon vẫn mắc phải một vài sai lầm trong việc phân loại các Hệ. Sau đây là 10 Pokémon làm người hâm mộ tưởng như bị sai Hệ.
10. Golduck
Tuy Golduck là Pokémon thuần hệ Nước, Golduck chưa bao giờ phù hợp với hệ đó. Mặc dù Golduck được dựa trên một con vịt, nhưng ngay cả trong tên gọi (Psyduck), hay thuyết minh của nó trong Pokédex cũng đề cập rằng nó có sức mạnh điều khiển đồ vật từ xa hoặc tâm linh.
Trong game, Psyduck cũng có sức mạnh tâm linh vô cùng lớn, mặc dù là một Pokémon thuần hệ Nước. Điều làm rõ mối liên hệ giữa nó và tâm linh nhất nằm trong thiết kế của Golduck. Golduck có một viên đá quý đặt trên trán sẽ sáng lên khi tấn công, thể hiện sức mạnh tâm linh.
9. Granbull
Snubbull là một Pokémon hệ Tiên ngoại hình giống một chú chó bull dễ thương. Khi tiến hóa, nó biến thành một con chó bull to lớn hơn, trông cứng rắn và cộc cằn hơn nhưng vẫn giữ lại hệ Tiên. Về bề ngoài, Granbull có một chút nét thần tiên là màu hồng, ngoài ra thì chẳng có gì giống Tiên cả. Nó có thể là một Pokémon nhút nhát và sợ hãi, nhưng nó có dáng vẻ của một chiến binh từ đầu đến chân.
8. Tyranitar
Larvitar và Pupitar, hai dạng tiến hóa trước của Tyranitar từ cấp độ 1 đến cấp độ 55 thuộc hệ Đá và hệ Mặt đất, tuy nhiên sau đó chúng lại tiến hóa thành Tyranitar, một Pokémon hệ Đá và hệ Bóng tối. Là một Pokémon đã tiến hóa hoàn toàn, không có gì lạ khi quá trình tiến hóa lại thay đổi hệ phụ của Pokémon, tuy nhiên, không có giả huyền thoại (pseudo-legendary) nào khác làm được điều này. Hệ Đá có rất nhiều điểm yếu, nhưng hệ Mặt đất phù hợp với vai trò là hệ thứ hai hơn là hệ Bóng tối. Có khả năng hệ Bóng tối đã được chọn vì Tyranitar xuất hiện lần đầu trong game mà lần đầu hệ Bóng tối được giới thiệu.
7. Samurott
Samurott là dạng tiến hóa cuối cùng của Pokémon starter hệ Nước trong Pokémon Black and White, Oshawott. Trong khi Pokémon starter hệ Lửa Tepig bắt đầu từ hệ Lửa và tiến hóa thành một Pokémon hệ Lửa và hệ Chiến đấu, Oshawott, thuần hệ Nước, phát triển thành một dạng…vẫn chỉ thuần hệ Nước.
Samurott được dựa trên samurai. Khi mọi người nghĩ về samurai, họ nghĩ đến lưỡi kiếm, cụ thể là lưỡi thép. Pokémon này sẽ phù hợp là một Pokémon hệ Nước và Thép hơn đơn thuần chỉ là hệ Nước. Nhiều khi nó thậm chí còn sử dụng một Hải Đao (Seamitar), nhưng vẫn không có hệ Thép.
6. Wailord
Wailord cũng là một Pokémon thuần hệ Nước, điều không hợp lý khi so sánh với ý tưởng thiết kế ban đầu của nó. Đúng là cá voi là loài động vật có vú sống dưới nước, nhưng Wailord không chỉ dựa trên con cá voi. Thiết kế của Wailord kết hợp với cấu trúc vỉ, khiến nó trông giống như một chiếc khinh khí cầu Zeppelin.
Ngoài ra, Wailord còn thích nhảy qua không trung, hầu hết các mục Pokédex của nó đều đề cập đến điều này. Vì vậy, fan nghĩ rằng Wailord nên có thêm hệ Bay.
5. Donphan
Đối với một thế hệ giới thiệu hai Hệ mới, Thế hệ 2 dường như tập trung nhiều hơn vào hệ Bóng tối hơn là hệ thép. Phanpy, Pokémon voi, cũng như dạng tiến hóa của nó Donphan, xuất hiện lần đầu trong Pokémon Gold and Silver như một Pokémon thuần hệ Đất.
Vấn đề ở đây là Donphan được gọi cụ thể là "Pokémon giáp". Người hâm mộ đã rất sốc khi biết rằng bộ giáp của nó được làm từ đất chứ không phải sắt, chẳng khác gì Diglett, khi lẽ ra Donphan nên mang hệ Thép.
4. Aurorus
Pokémon hóa thạch kiều diễm này chỉ có thể tiến hóa vào ban đêm, gặp phải một vấn đề mà tất cả Pokémon hóa thạch đều bị. Nó vẫn giữ hệ Đá khi tiến hóa cuối cùng. Mặc dù một số Pokémon hóa thạch ban đầu có hệ Đá là hợp lý, các thiết kế đã vượt quá xu hướng này, với Aurorus là một ví dụ sáng giá về lý do tại sao không nên đưa Pokémon hóa thạch vào hệ Đá nữa.
Aurorus được lấy cảm hứng từ các cực quang ở Bắc Cực, mang lại cho nó khả năng dùng băng, nhưng các tinh thể bao quanh cơ thể của nó làm Aurorus giống Pokémon hệ Tâm linh và Băng hoặc thậm chí thuần Băng hơn là hệ Đá. Hệ Đá hoàn toàn không phù hợp với Pokémon này.
3. Luxray
Ngay sau khi Luxray được công bố cùng với phần Pokémon Black and White, đã có nhiều đồn đoán về hệ của Pokémon này. Trong khi hệ Điện đã được xác nhận, nhiều người tin rằng Pokémon này cũng sẽ có hệ Bóng tối, do thiết kế, màu sắc và tính cách của nó. Khi GameFreak hé lộ rằng Luxray thuần hệ Điện, nhiều người đã thất vọng.
Luxray gần như thuộc "team" hệ Bóng tối, với thiết kế tương tự như những Pokémon hệ Bóng tối như Mightyena. Ngay cả Morpeko, Pokémon hai mặt, trông giống với một Pokémon thuần Điện hơn Luxray.
2. Charizard
Charizard có lẽ là Pokémon nổi tiếng nhất với việc có mình rồng nhưng lại mang hệ Bay. Theo nhiều cách, Charizard vô cùng phù hợp với hệ Lửa và hệ Bay, nhưng Talonflame, chú chim lửa cũng vậy. Charizard được dựa trên một con thằn lằn, thậm chí còn được gọi là Lizardon trong tiếng Nhật.
Trong hầu hết các thần thoại, một con thằn lằn bay thường được coi là một con rồng, mà với thì Charizard hoàn toàn phù hợp với vẻ ngoài của nó. Trong các phần Red, Blue và Yellow, Pokémon hệ Tâm linh và hệ Rồng có một lợi thế khác biệt, vì vậy sẽ quá dễ dàng nếu để một Pokémon starter có hệ Rồng, nhưng bảy thế hệ đã trôi làm cho điều này có thể sửa được, và không chỉ bằng cách thêm một dạng Mega.
1. Vigoroth/Slaking
Các Pokémon hệ Trung gian nhận phải nhiều tiếng xấu do nhiều người tin rằng hệ này không tạo ra lợi thế gì trong chiến đấu cả. Tuy nhiên, Miltank và Slaking đã làm rất tốt trong việc phủ định định kiến này. Mặc dù hệ Trung gian phù hợp với Vigoroth và Slaking, nhưng hệ Chiến đấu cũng rất phù hợp.
Đặc biệt, Vigoroth tràn đầy tinh thần chiến đấu. Nó là một Pokémon man rợ số một trong thế giới Pokémon, liên tục quấy phá và đánh đòn bất cứ ai và bất cứ thứ gì theo cách của nó. Nó thậm chí có thể là đối thủ của Primeape, một Pokémon hệ Chiến đấu khác, cơ mà chỉ khi nó là hệ Chiến đấu