Từ Lý Liên Kiệt đến Vương Gia Vệ: Thời kỳ hoàng kim cuối cùng của điện ảnh Hồng Kông

Một loạt siêu phẩm màn ảnh bạc từ Trần Khả Tân, Từ Khắc, Vương Gia Vệ,.. và nhiều ngôi sao nổi tiếng khác như Trương Mạn Ngọc, Mạc Văn Úy, Viên Vịnh Nghi và Lưu Thanh Vân đã thổi một làn gió mới vào nền điện ảnh Hồng Kông.

Những năm 1990 là một giai đoạn mơ hồ với các nhà làm phim Hồng Kông. Một mặt, từ sau 1993, các bộ phim Hollywood dần đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên phim nội địa thống trị phòng vé. Mặt khác, những năm này cũng chứng kiến sự bùng nổ của những bộ phim Hồng Kông mang tính nghệ thuật và đột phá cao với nhiều chủ đề phong phú.

Từ Lý Liên Kiệt đến Vương Gia Vệ: Thời kỳ hoàng kim cuối cùng của điện ảnh Hồng Kông - Ảnh 1.

Lý Liên Kiệt trong phim "Hoàng Phi Hồng".

Thật vậy, những năm 1990 giờ đây được coi là thời kỳ hoàng kim cuối cùng của điện ảnh Hồng Kông. Thập kỷ này cũng thú vị đối với sự vắng mặt của nhiều gương mặt lão làng khi Ngô Vũ Sâm đã chuyển sang thị trường Hollywood sau "Hard boiled" ("Lạt thủ thần thám") năm 1992, và Châu Nhuận Phát cũng không còn năng nổ các hoạt động trong nước trước khi Mỹ tiến vài năm sau đó.

Những bộ phim võ thuật thực tế của Hồng Kim Bảo bị lép vế so với những pha hành động kỹ xảo sử dụng dây thép và nghệ thuật nhào lộn của Trình Tiểu Đông và Viên Hòa Bình; thậm chí các tác phẩm của siêu sao Lưu Đức Hoa cũng có sự giảm sút vào cuối thập kỷ này.

Khi nhìn lại những tác phẩm và nhà làm phim Hồng Kông lừng danh của những năm 1990, có thể thấy Từ Khắc là người dẫn đầu thập kỷ này. Thập niên 90 có lẽ sẽ chẳng phải quãng thời gian rực rỡ nhất của nền điện ảnh Hồng Kông nếu không có Từ Khắc. Ông đã hồi sinh nền công nghiệp địa phương bằng hai loạt phim kinh điển "Hoàng Phi Hồng" và "Kiếm khách".

Từ Lý Liên Kiệt đến Vương Gia Vệ: Thời kỳ hoàng kim cuối cùng của điện ảnh Hồng Kông - Ảnh 2.

Từ Khắc nhận giải đạo diễn xuất sắc nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 11 năm 1992.

Đạo diễn Từ đã giúp Lý Liên Kiệt trở thành một siêu sao màn ảnh bạc và biến hình tượng anh hùng phi giới tính trở thành biểu tượng văn hóa. Từ Khắc thể hiện mạnh mẽ khả năng biên kịch và đạo diễn thiên tài của mình. Ông làm lại bản "Tiếu Ngạo Giang Hồ", Lâm Thanh Hà tạo hình giả nam phong lưu đường hoàng, vai diễn Đông Phương Bất Bại đi

Ông làm lại bản "Tiếu ngạo giang hồ", Lâm Thanh Hà tạo hình giả nam phong lưu đường hoàng, vai diễn Đông Phương Bất Bại đi sâu vào lòng người. Mặc dù chất lượng phim và ảnh hưởng của Từ Khắc đã giảm sút trong nửa cuối thập kỷ, nguồn năng lượng dồi dào và sự sẵn sàng thử nghiệm của ông đã biến Từ Khắc trở thành một trong những nhà làm phim lừng danh nhất những năm 1990.

"Cageman", một tác phẩm hài chính kịch châm biếm của Trương Chi Lương đã trở thành chủ đề bàn tán nhiều trong những năm 1990 và giành được bốn giải thưởng tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 12 được tổ chức năm 1993. Có rất nhiều nhà làm phim từng lấy các vấn đề xã hội làm đề tài phim giai đoạn 1980, tuy nhiên sự bùng nổ các tác phẩm mang tính thương mại đầu những năm 1990 gần như làm lu mờ những bộ phim khác. Vậy nên "Cageman", câu chuyện có thật về 105 người đàn ông bị chủ thầu xây dựng ép buộc phải rời khỏi những ngôi nhà nhỏ bé như cái lồng lại trở nên mới mẻ và được ca ngợi xuyên suốt những năm 1990.

Từ Lý Liên Kiệt đến Vương Gia Vệ: Thời kỳ hoàng kim cuối cùng của điện ảnh Hồng Kông - Ảnh 3.

Một cảnh trong phim ''Cageman'' năm 1992.

Trong khi các bộ phim võ thuật giả tưởng đang tràn ngập rạp chiếu phim, đạo diễn được đào tạo tại Mỹ Trần Khả Tân đã nảy ra một ý tưởng: tại sao không làm những bộ phim truyền hình chính thống về người Hồng Kông hiện đại? Tài năng đạo diễn của Trần Khả Tân bắt đầu được chú ý sau bộ phim "Kim chi ngọc diệp" do ông thực hiện năm 1994, một bộ phim tình cảm pha chút hài hước với các ngôi sao Trương Quốc Vinh, Viên Vịnh Nghi, Mai Diễm Phương, tác phẩm này đã đem lại cho Trần Khả Tân đề cử Đạo diễn xuất sắc nhất thứ hai ở Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông. Những bộ phim như "Kim chi ngọc diệp" của đạo diễn Trần tuy không được coi là phản ánh hoàn toàn thực tế, nhưng các tác phẩm này mang đậm hơi thở Hồng Kông, và khán giả có thể nhận ra bản thân trong những thước phim trên màn ảnh.

Giai đoạn 1990 không chỉ là kỷ nguyên vàng của riêng các nhà làm phim, một loạt các nữ diễn viên cũng đã trở thành những tên tuổi lẫy lừng cho đến ngày nay. Mặc dù nhắc đến điện ảnh Hồng Kông người ta thường nghĩ ngay đến cái tên Trương Mạn Ngọc nhưng hai mỹ nhân khác, Viên Vịnh Nghi và Mạc Văn Úy cũng rất được khán giả ưa chuộng.

Từ Lý Liên Kiệt đến Vương Gia Vệ: Thời kỳ hoàng kim cuối cùng của điện ảnh Hồng Kông - Ảnh 4.

Mạc Văn Uý nhận giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho phim "Đoạ lạc thiên sứ" tại Giải thưởng điện ảnh Hồng Kông lần thứ 15, năm 1996

Không sở hữu vẻ ngoài điện ảnh, ngoại hình tomboy của Viên Vịnh Nghi lại khiến cô nổi bật. Cô thường đóng những vai diễn độc lập cho các đạo diễn như Trần Khả Tân. Mạc Văn Úy lại theo đuổi phong cách gần gũi, tính cách thân thiện của cô đã giúp nữ diễn viên chiếm được cảm tình của giới truyền thông. Cô đóng những vai nổi bật trong "Đọa lạc thiên sứ" của Vương Gia Vệ và "Sắc tình nam nữ" của Nhĩ Đông Thăng.

Vào đầu những năm 1990, Vương Gia Vệ luôn tuyên bố rằng ông cố gắng làm những bộ phim thương mại, tuy nhiên có lẽ ông không ngờ được bản thân sẽ trở thành một biểu tượng của dòng phim nghệ thuật khi ông cho ra đời những tác phẩm như "A Phi chính truyện" và "Trùng Khánh sâm lâm". Được các nhà phê bình quốc tế ca ngợi vì sự phong cách dựng phim đứt quãng và dòng thời gian không liền mạch, đạo diễn Vương nhanh chóng trở thành cái tên sáng giá tại các liên hoan phim. Mặc dù đạt được nhiều thành công và được giới mộ điệu yêu thích, khán giả địa phương thường cảm thấy các bộ phim của Vương Gia Vệ quá nghệ thuật và trừu tượng.

Từ Lý Liên Kiệt đến Vương Gia Vệ: Thời kỳ hoàng kim cuối cùng của điện ảnh Hồng Kông - Ảnh 5.

Vương Gia Vệ là môt trong những đạo diễn xuất sắc của điện ảnh Hồng Kông.

Dù thường xuyên vấp phải tranh cãi, không thể phủ nhận việc những bộ phim với đề tài trưởng thành, kết hợp giữa tình dục, máu me và bạo lực, đã trở nên phổ biến và ''làm mưa làm gió'' suốt một thời gian dài đầu những năm 1990. Những hình ảnh táo bạo như vậy chưa từng có tiền lệ trong các bộ phim Hồng Kông trước đây, và chúng đem lại cảm giác giải phóng khỏi sự kiểm duyệt gắt gao thường thấy ở nền điện ảnh đại lục.