Thời phong kiến Trung Hoa bên cạnh các vị Hoàng đế luôn có hàng trăm đến hàng ngàn cung tần mĩ nữ khác nhau. Bởi họ tin rằng có nhiều người tình xung quanh thì tuổi thọ của hoàng thượng sẽ ngày càng được kéo dài. Từng có đồn đại rằng, thủy tổ của dòng dõi người Hán hiện nay - vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa đã từng giao hoan với hàng nghìn cô gái còn trinh trắng - một việc làm trái với luân thường đạo lý thời đó.
Đến thời nhà Tùy, Tùy Dạng Đế (581-618) là vị vua cuối cùng của thời đại đó từng có bên mình 1 hoàng hậu, 2 thái phi, 6 ngự thiếp, 72 bà tần và hơn 3000 cung phi hầu hạ, tuy vậy từng đó là chưa đủ để thỏa mãn dục vọng của vị Hoàng đế này. Theo sử gia trong triều đình ghi chép lại thì Tùy Dạng Đế đã bắt cóc các bé gái chưa đến tuổi vị thành niên và đặt vào một chiếc ghế được chế tạo đặc biệt, được gọi tên là "ghế trinh tiết". Sau khi ngồi lên chiếc ghế này, chân tay của các bé sẽ bị khóa lại, đồng thời miếng đệm phía dưới sẽ được nâng lên vừa đủ sao cho Hoàng đế có thể dễ dàng ban phát "đặc ân" cho cô gái đó.
Với số lượng người lớn như vậy, việc sắp xếp quy củ lịch sinh hoạt "phòng the" của Hoàng đế được coi là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đảm bảo long thể cho người. Quy trình này dưới thời nhà Thanh được cơ quan chuyên biệt thực hiện có tên gọi là Kính Sự phòng. Cơ quan này chịu sự quản lý của Phủ Nội vụ, có nhiệm vụ ghi chép, quản lý việc thị tẩm cung tần của nhà vua.
Họ sử dụng đồng hồ để lên lịch, xác định tần suất cũng như thời gian biểu cho cung tần mĩ nữ vào hầu hạ hoàng thượng. Thái giám sẽ có nhiệm vụ trông coi cũng như đánh dấu vào thời gian biểu sau mỗi lần Hoàng đế thị tẩm bằng mực đỏ châu sa của triều đình.
Về phần lý số lượng cung tần mĩ nữ hầu hạ hoàng thượng, một hệ thống sắp xếp phẩm cấp đã được xây dựng. Thời nhà Đường, hệ thống này được chia thành 8 bậc khác nhau giống hệt với các quan đại thần, Hoàng hậu là cấp cao nhất chỉ sau hoàng thượng. Các phi tử khác sẽ lần lượt được liệt vào danh sách tương ứng với vị trí cũng như vai trò của mình.
Việc phân cấp sẽ tương ứng với mức đãi ngộ cũng như bổng lộc khác nhau. Thời gian các phi tần được diện kiến hoàng thượng cũng sẽ dựa trên một thước đo đặc biệt: đó chính là tuần trăng. Độ tuổi của con người lúc bấy giờ không được tính từ lúc mới sinh, mà được tính từ khi người mẹ bắt đầu phát hiện dấu hiệu của sự mang thai.
Theo quan niệm của triều đình phong kiến Trung Hoa, thời điểm thích hợp nhất để một người phụ nữ thụ thai chính là đêm trăng lên cao và sáng nhất, bởi khi đó âm khí người con gái sẽ đạt đến mức độ nhất định để vừa đủ hòa hợp với dương khí của Hoàng đế. Lúc này bào thai sẽ được cho là hội tụ đủ những đức tính tốt đẹp nhất của một vị quân vương tương lai.
Vì vậy mà hoàng hậu và các thái phi thân cận khác thường sẽ được sủng ái và hầu hạ hoàng thượng vào những đêm trăng tròn nhất. Các phi tần khác sẽ lần lượt được diện kiến Hoàng đế vào những ngày còn lại của tháng, với mục đích là sử dụng âm khí của mình để nuôi dưỡng phần dương khí bên trong long thể hoàng thượng.
Nếu Hoàng thượng đặc biệt yêu mến một mĩ nữ và sủng ái, thì tất cả những cái tên ấy sẽ được khắc vào các tấm kim bài đặt trong một chiếc lọ lớn nằm ở phía trên long sàng. Nếu nhà vua có nhã hứng muốn thị tẩm thì ngài sẽ lật tấm kim bài có tên cung tần đó. Sau đó, thái giám sẽ nhận lấy tấm kim bài do vua ban và bắt đầu công tác chuẩn bị thị tẩm.
Chân Hoàn trong bộ phim Chân Hoàn Truyện là phi tần “số hưởng”, vừa mới nhận sủng ái đã được Hoàng thượng lật thẻ bài suốt 7 lần liên tiếp.
Cảnh đêm thị tẩm đầu tiên của Chân Hoàn cũng thực sự ấn tượng. Với vẻ nét đẹp trong trẻo, pha chút ngây ngô, người đẹp này đã chiếm trọn được trái tim của Hoàng thượng, khiến Hoàng đế mê đến quên cả đường về. Nữ chính còn phải khẩn cầu Hoàng thượng nên cân bằng, chia sẻ sự ân sủng cho hậu cung 3.000 giai lệ.
Một quy tắc khác khi thị tẩm là thái giám sẽ đến phòng nghỉ của cung tần được sủng ái, cởi bỏ y phục của cô gái để chắc chắn không có bất cứ hung khí trước khi khiêng đến bên long sàng của hoàng thượng. Tiếp đó, phi tử phải tự mình bò lên long sàng và chui vào chăn vì việc đứng quay lưng lại với Hoàng đế là phạm thượng. Sau khi lâm hạnh, họ sẽ bò giật lùi ra khỏi giường, tự cuốn mình vào chăn trước khi được thái giám đưa trở lại về cung.
Cũng trong Chân Hoàn Truyện, cảnh thị tẩm của An Lăng Dung khiến cho câu chuyện về chốn thâm cung thời Thanh càng thêm muôn màu, muôn vẻ. Đây là tiểu chủ đầu tiên và duy nhất trong phim bị cuốn chăn nâng ra ngoài khi vẫn còn “nguyên vẹn”.
Vốn là người tự ti, ở lần đầu thị tẩm, An Lăng Dung căng thẳng tới mức run bần bật, khiến Hoàng thượng chẳng hề hài lòng. Hiển nhiên, phi tần này đã không có cái kết tốt đẹp.
Hay như trong Hậu cung Như Ý Truyện, Hải Lan (Trương Quân Ninh) tăng cân không kiểm soát trong quá trình mang thai nên đã bị rạn bụng. Đến lúc được triệu thị tẩm, nàng lo sợ nhưng không dám nói ra. Sau khi nhìn thấy vết rạn trên bụng Hải Lan, sắc mặt của Càn Long đã thay đổi ngay lập tức. Sau đó, mỹ nhân cũng được các thái giám quấn trong chăn, khiêng về tẩm cung trong lặng lẽ.
Bên cạnh đó còn quy tắc trước khi thị tẩm, thái giám bên ngoài sẽ hỏi hoàng thượng có muốn "lưu hay không lưu", nhằm chuẩn bị cho bước kế tiếp. Nếu là "không lưu" thì có thể cho phép phi tần được lui ra hoặc cho họ uống thuốc tránh thai để phòng ngừa rủi ro. Nếu là "lưu" thì trong suốt thời gian thị tẩm ấy, thái giám tổng quản sẽ luôn túc trực và ghi chép lại ngày giờ để sau này có thể đối chứng xem liệu đứa con của phi tử sinh ra có phải là cốt nhục của hoàng thượng hay không.
Câu chuyện chua xót này từng diễn ra với Thư Tần - Ý Hoan trong Hậu cung Như Ý Truyện. Ý Hoan là cô gái xuất thân từ danh gia vọng tộc, được Hoàng Thái hậu Chân Hoàn (Ô Quân Mai) đưa vào hoàng cung để hầu hạ Càn Long. Vì muốn giữ thể diện cho Thái hậu, Càn Long luôn cố tỏ ra rằng rất sủng ái Thư Tần.
Đều đặn mỗi tháng, Càn Long đều gọi Thư Tần đến thị tẩm. Sau khi thị tẩm, Càn Long cho Thư Tần uống một bát thuốc. Đến khi Thư Tần hỏi, Càn Long trả lời rằng đây là thuốc dùng để dưỡng cho Thư Tần mau chóng có thai. Tuy nhiên, thực chất đấy là thuốc tránh thai mà Càn Long cố tình sắp xếp riêng cho phi tần của mình.