Ý nghĩa đằng sau những trang phục Lolita trong anime: dễ thương, quyến rũ nhưng không kém phần "đen tối"

Cùng với những hiện tượng văn hóa khác của Nhật Bản, thời trang Lolita đã trở thành phong cách khá phổ biến trong thế giới anime Nhật Bản.

Có rất nhiều kiểu trang phục phổ biến của các nhân vật trong các bộ anime khác nhau. Sailor Moon nổi tiếng với bộ đồng phục học sinh và thời trang thập niên 90, Attack on Titan thì trung thành với quân phục và quần áo kiểu thời trung cổ, Dragon Ball thì quen thuộc với những bộ đồng phục chiến đấu… Có thể thấy trong thế giới anime có rất nhiều phong cách ăn mặc khác nhau, mỗi cái một vẻ và đều trở thành biểu tưởng của câu chuyện. Tuy nhiên có một phong cách thời trang được rất nhiều người yêu thích cả về trang phục, lịch sử lẫn tên gọi của nó, đó chính là Lolita.

Ý nghĩa đằng sau những trang phục Lolita trong anime: dễ thương, quyến rũ nhưng không kém phần đen tối - Ảnh 1.

Được biết Lolita bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng thời trang Rococo của Pháp và Victoria, thường xuất hiện trong các bộ trang phục của búp bê. Lolita được chú ý nhất về độ phủ kín cơ thể khi diện bộ váy. Khi mà xu hướng thời trang hiện đại ngày càng đề cao về độ sexy, quyến rũ từ việc khoe ra càng nhiều da thịt càng tốt thì đã khiến nhiều cô gái không thoải mái trong hoạt động, thì Lolita giúp họ được là chính mình, cơ thể các cô gái được bảo vệ bởi những lớp vải, phụ kiện phối với nhau một cách kín đáo, tổng thể hài hòa.

Hiện tại đã phát triển ra rất nhiều chủng loại Lolita khác nhau như: Gothic Lolita, Sweet Lolita, Punk Lolita, Old-school Lolita, Muslim Lolita, Ouji Lolita, Classic Lolita,... Đặc biệt trong anime, thì một trong những kiểu phổ biến nhất được miêu tả là Lolita kiểu Gothic.

Ý nghĩa đằng sau những trang phục Lolita trong anime: dễ thương, quyến rũ nhưng không kém phần đen tối - Ảnh 2.

Ngày chính xác ra đời của Lolita vẫn chưa được biết, nhưng có một số thông tin cho biết nó bắt đầu trở nên phổ biến vào khoảng những năm 1980. Nó bị ảnh hưởng bởi một xu hướng được gọi là Otome-kei, trong đó nhấn mạnh ý tưởng về "thời con gái". Trong thời gian này, đã có một sự gia tăng phổ biến cho những thứ mang vẻ ngoài "dễ thương" và chủ yếu phổ biến ở quận Harajuku của Tokyo, nơi nổi tiếng với hoạt động mua sắm và thời trang đường phố.

Vào những năm 1990, phong cách này được chấp nhận rộng rãi hơn với sự thành công của các ban nhạc visual kei như Malice Mizer, thành viên Mana của họ đã thành lập nhãn hiệu Lolita của riêng mình có tên Moi-même-Moitié. Năm 2009, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tạo ra một chương trình giao nhiệm vụ cho "Kawaa Taishi" trở thành "đại sứ của sự dễ thương" để cố gắng giúp quảng bá du lịch ở Nhật Bản. Kể từ đó, phong cách này ngày càng được biết đến rộng rãi hơn.

Ý nghĩa đằng sau những trang phục Lolita trong anime: dễ thương, quyến rũ nhưng không kém phần đen tối - Ảnh 3.

Bên cạnh đó thuật ngữ Lolita được lấy từ cuốn tiểu thuyết cùng tên, mặc dù nó không mang hàm ý tiêu cực bắt nguồn từ đó. Cuốn tiểu thuyết do Vladimir Nabokov viết, kể về một người đàn ông đã lạm dụng một cô bé 12 tuổi mà anh ta gọi là Lolita. Mặc dù trang phục Lolita không nhấn mạnh khía cạnh này, mà đúng hơn là tập trung vào sự ngây thơ của tuổi thơ và trong sáng của các bé gái, tuy nhiên nó vẫn nhận được một số ý kiến không tốt. Nhiều người cho rằng nhắc đến Lolita là nghĩ đến những hình ảnh khiêu gợi, kích thích những kẻ có ý đồ đen tối với những trẻ em vị thành niên.

Đọc đến đây các bạn nghĩ sao về trang phục Lolita, có thể thấy phong cách này đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Nếu bạn có ý kiến gì về phong cách này hãy cho chúng tôi biết thêm suy nghĩ nhé!