1. Tiến hành thử nghiệm nội bộ trò chơi
Trước khi mở thử nghiệm giới hạn hoặc đại trà, nhà sản xuất game sẽ tiến hành thử nghiệm nhóm nhỏ nội bộ. Thông thường những người làm sản phẩm sẽ trực tiếp test trò chơi để rà soát các lỗi. Thời gian test giai đoạn này thường chia làm nhiều đợt nhỏ, với thời gian không dài, chủ yếu test theo các phần của trò chơi.
Mọi vấn đề phát sinh và lỗi sản phẩm ở giai đoạn này sẽ được đội ngũ phát triển nhanh chóng sửa và điều chỉnh lại cho phù hợp hơn.
2. Thử nghiệm sản phẩm công khai
Tùy theo tính chất sản phẩm, nhà sản xuất game sẽ tiến hành mở thử nghiệm giới hạn, giới hạn người chơi hoặc giới hạn nền tảng tham gia, tất nhiên là giới hạn thời gian nữa.
Giai đoạn này, nhiều lợi tức sẽ có trong game như thưởng VIP, thưởng nhiều vật phẩm hoàn toàn miễn phí để người chơi trải nghiệm và phát hiện lỗi trong quá trình test. Khi vận hành từ những phản hồi đó, nhà sản xuất sẽ điều chỉnh.
3. Chuẩn bị các bản cập nhật
Không phải khi chính thức ra mắt, nhà sản xuất game mới có những bản cập nhật. Họ đã chuẩn bị và lên lịch trình update cho trò chơi gần như đến giữa hoặc cuối chu trình phát triển sản phẩm đó.
Những nội dung cập nhật có thể được chỉnh sửa theo những phản hồi, cảm nhận của người chơi sao cho phù hợp nhất với thị hiếu người dùng.
4. Tâm lý đón nhận phản hồi tiêu cực
Thật khó để trò chơi có thể hoàn hảo khi nó trong giai đoạn thử nghiệm. Nhưng người chơi vẫn có những ai đó khó tính, khắt khe và sẵn sàng tung “gạch, đá” đối với sản phẩm của nhà nhà sản xuất game. Vậy nên việc chuẩn bị tâm lý để đón nhận “gạch” để “xây nhà” cũng là điều dễ thấy ở đơn vị sản xuất.
5. Tối ưu hóa toàn diện
Không thể không làm gì khi phát hiện những bất cập về sản phẩm. Nhà sản xuất sẽ tiến hành sửa đổi, điều chỉnh những lỗi mà game thủ phát hiện hoặc hệ thống tự động phát sinh.
Việc cần làm quan trọng là tiến hành tối ưu, sửa chữa theo cách hợp lý và logic nhất để làm cho sản phẩm hoàn thiện nhất.