Bỏ qua định kiến của Shark Liên, những năm nay “game” đã phát triển mạnh mẽ tới mức nào tại Việt Nam?

Đối với nhiều người, game vẫn là thứ gì đó cực kỳ đáng lên án và cần phải bài trừ. Thế nhưng, trên thực tế, game tại Việt Nam nói riêng hay trên thế giới nói chung đã có những bước tiến rất xa trong vài năm trở lại đây.

Từ bao giờ mà mua điện thoại cần phải xem cấu hình?

Nhớ lại những ngày thơ bé của giới 8x, 9x đời đầu, khao khát của họ là "một chiếc điện thoại" hay "một chiếc điện thoại cấu hình cao đủ để chơi game"? Tin rằng nhiều người cũng đoán ra, câu trả lời lại nằm ở vế đầu. Quả thật, dù không phải nguyên nhân lớn nhất nhưng từ bao giờ mà suy nghĩ mua điện thoại phải có cấu hình cao để chơi game đã dần gặm nhấm trong tâm trí của nhiều bạn trẻ. Họ không chỉ muốn một món đồ vừa có thể nghe, gọi, gửi tin nhắn mà còn cần nó đẹp, nó sang và thậm chí, ram phải nhiều, vi xử lý phải cao cấp để có thể "chiến" được những tựa game đang HOT cho bằng bạn bằng bè.

Bỏ qua định kiến của Shark Liên, những năm nay “game” đã phát triển mạnh mẽ tới mức nào tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Thị trường thiết bị di động lại mở ra nhánh mới với chỉ 1 chữ "gaming"

Đây không phải điều quá vô lý khi dạo khắp các group, diễn đàn công nghệ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những topic với tiêu đề đại loại như: "Chọn điện thoại tầm giá 5 triệu để chơi LQ Mobile?". Cũng chính từ suy nghĩ này, nhiều đơn vị phân phối điện thoại hay đắt đỏ hơn nữa là các bên bán PC, Laptop lại có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Họ liên tục cập nhật và nhập về những sản phẩm mới nhất thuộc phân khúc "gaming" để thỏa mãn người hâm mộ. Kèm theo đó, lời chào mời cũng được thêm thắt vài yếu tố như "Máy này chơi game rất mượt, không lag".

Bỏ qua định kiến của Shark Liên, những năm nay “game” đã phát triển mạnh mẽ tới mức nào tại Việt Nam? - Ảnh 2.

Câu tư vấn quen thuộc khi bước vào các cửa hàng máy tính: "Cấu hình này chơi game mượt luôn em ơi"

Hàng loạt giải đấu lớn nhỏ diễn ra do cộng đồng tự tổ chức

Nếu đam mê game chỉ xuất hiện ở nhóm nhỏ vài con người, sẽ chẳng bao giờ có được những sự kiện lớn dành cho người yêu game được tổ chức tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Giờ đây, ở các cộng đồng đủ lớn, chỉ cần là buổi gặp mặt offline nhỏ cũng có thể lôi kéo được cả trăm, thậm chí là hàng ngàn người đến tham dự.

Bỏ qua định kiến của Shark Liên, những năm nay “game” đã phát triển mạnh mẽ tới mức nào tại Việt Nam? - Ảnh 3.

Đã có những giải đấu lớn trong và ngoài nước được tổ chức để thỏa mãn người hâm mộ

Quay ngược trở lại những năm 2000, việc tổ chức sự kiện về "game" với quy mô cả trăm người nghe thật quá xa xỉ. Còn bây giờ ư? Họ còn thuê hẳn các khu vực rộng lớn, treo màn hình siêu to khổng lồ và tường thuật trực tiếp các giải đấu lớn trên thế giới.

Fan hâm mộ có cơ hội giao lưu trực tiếp với thần tượng của mình, được trao đổi, nghiên cứu và cùng đưa ra những lối chơi hay nhất, ấn tượng nhất. Có những buổi họp mặt mà nhìn qua, chẳng ai dám nghĩ đó là về game bởi thành phần tham dự quá đông, quá đa dạng và không chỉ gói gọn trong "giới trẻ" nữa.

Bỏ qua định kiến của Shark Liên, những năm nay “game” đã phát triển mạnh mẽ tới mức nào tại Việt Nam? - Ảnh 4.

Có những buổi offline với quy mô lên đến cả ngàn người

Gặt hái được những thành quả nhất định trên con đường chinh phục đỉnh cao

Thể thao điện tử (eSports) những năm gần đây đang dần trở thành xu hướng của làng game Việt. Các team thế giới đã và đang gặt hái được nhiều thành quả ở các giải đấu khủng thì trong nước, những đội ngũ chuyên nghiệp cũng bắt đầu tự bước đi. Không chỉ Devine E-sports, có rất nhiều đội hình thi đấu của Việt Nam từng giành được thành quả khi tham dự các vòng loại châu lục. Mặc dù chưa đạt đến mức khiến toàn thể xã hội phải thán phục nhưng cái gì cũng có sự khởi đầu. Chúng ta chưa đạt tới không có nghĩa là mãi về sau cũng không thể đạt được.

Bỏ qua định kiến của Shark Liên, những năm nay “game” đã phát triển mạnh mẽ tới mức nào tại Việt Nam? - Ảnh 5.

Đây là những con người từng đưa Việt Nam lên đẳng cấp thế giới

Tại SEA Game 2019, ngoài các môn truyền thống, lần đầu tiên eSports được gọi tên. Sẽ có các môn thi đấu riêng biệt cùng vô vàn đối thủ sừng sỏ. Đây là cơ hội mà chúng ta đã chờ đợi từ rất lâu, liệu Việt Nam có thể đoạt lấy cho mình những huy chương vàng danh dự?

Cơ hội phát triển nghề nghiệp bằng đam mê game

Game thủ chưa được coi là một nghề nghiệp chính thức vì trong cả triệu người mới có một người thành công. Thế nhưng, họa sĩ, lập trình viên lại là những người đã tự nuôi sống bản thân bằng game thật. Sau thành công của Flappy Birds, 7554 hay Hải Tặc Bóng Đêm, rất nhiều công ty sản xuất game tại Việt Nam được thành lập. Họ liên tục tuyển những vị trí tối quan trọng để làm xương sống cho sản phẩm với mức lương lên đến cả nghìn đô/tháng.

Bỏ qua định kiến của Shark Liên, những năm nay “game” đã phát triển mạnh mẽ tới mức nào tại Việt Nam? - Ảnh 6.

Flappy Bird - Tựa game từng khiến ngay cả các "ông lớn" trong làng game thế giới phải nể phục

Vào năm ngoái, tựa game Huyết Chiến Thiên Hạ do SohaGame phát hành còn nhận được giải thưởng danh giá "Game online Việt xuất sắc nhất" do ban tổ chức Digital Awards 2018 trao tặng. Không chỉ ở trong nước, sản phẩm này khi xuất hiện còn khiến ngay cả game thủ tại nhiều quốc gia láng giềng phải "thèm thuồng". Đế chế tỷ đô là có thật!

Bỏ qua định kiến của Shark Liên, những năm nay “game” đã phát triển mạnh mẽ tới mức nào tại Việt Nam? - Ảnh 7.

Xuất hiện trong lễ trao giải Digital Awards 2018, Huyết Chiến Thiên Hạ cũng là một ví dụ về niềm đam mê và sự tâm huyết của giới làm game Việt

Sự bùng nổ trên khắp các phương tiện truyền thông

Ngày nay, chỉ cần dạo quanh các quán café, rạp chiếu phim hay trên nhiều trang báo mạng lớn nhất, bạn cũng có thể bắt gặp bóng dáng của game. Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile (tiếp tục là một sản phẩm khác đến từ SohaGame) đã khiến rất nhiều người không biết gì về game cũng phải bất ngờ khi có màn "debut nổi bần bật" trên phim truyền hình quốc dân - Về Nhà Đi Con.

Bỏ qua định kiến của Shark Liên, những năm nay “game” đã phát triển mạnh mẽ tới mức nào tại Việt Nam? - Ảnh 8.

Tựa game 80 triệu người chơi trên toàn cầu xuất hiện trong series phim truyền hình quốc dân? Một sự kết hợp rất ăn ý đến từ Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile và Về Nhà Đi Con

Có thể đó chỉ là một câu chuyện được dựng lên để khiến bộ phim thêm nhiều tình tiết thú vị nhưng chú Quốc, giám đốc công ty game với thu nhập hàng tháng đủ để mua cả biệt thự, ô tô, trả lương cho cả trăm nhân viên, "gà trống nuôi con" mà vẫn bắt kịp xu hướng của giới trẻ là nhân vật có thật ngoài đời. Dù chỉ là chi tiết rất nhỏ nhưng chính những điểm "vụn vặt" như vậy mới là thứ góp phần thay đổi suy nghĩ của nhiều người về game.

Bỏ qua định kiến của Shark Liên, những năm nay “game” đã phát triển mạnh mẽ tới mức nào tại Việt Nam? - Ảnh 9.

Dù vẫn còn định kiến song game đã thực sự trở thành một "đế chế tỷ đô"

Hãy cho "game" một cơ hội để phản bác lại định kiến

Những lời nói của Shark Liên, đứng trên quan điểm của người từng làm nghề nhà giáo quả thật không hề sai. Chẳng thầy cô nào mong muốn học trò của mình bỏ học trốn ra net chơi điện tử, đạt thành tích kém trong quá trình học tập. Thế nhưng, cái gì cũng có hai mặt của nó, nếu như những trường hợp xấu về game diễn ra 1 thì lợi ích mà nó mang lại còn chiếm tới 10. Có chăng, liệu chúng ta nên cho "game" cơ hội để tự chứng tỏ bản thân, phản bác lại định kiến bấy lâu nay, rằng game xứng đáng được coi trọng hơn trong xã hội?