Ngược dòng về quá khứ cách đây hơn 10 năm, những tựa game online đầu tiên tại Việt Nam như VLTK, MU Online, Gunbound, PVT… đều nhanh chóng đạt được sự thành công rực rỡ và trở thành những cái tên “huyền thoại” trong lòng game thủ. Tất cả những trò chơi đó không hề có auto và trở thành nơi hoạt động thực sự của hàng triệu người chơi, hình thành nên những cộng đồng xã hội ảo, kết nối những con người thật với nhau.
Chính sự thành công rất lớn của những game “đỉnh” này, cộng đồng game thủ thời điểm đó cho rằng game có atuo xuất phát từ Trung Quốc mà chủ yếu là webgame là “rác rưởi”. Họ lo sợ sự xuất hiện của các tính năng auto sẽ phá hỏng tính công bằng của trò chơi, tạo nên một thế giới nhàm chán của những bot ảo thay vì người chơi. Trên hết, auto sẽ làm game trở nên dễ dàng hơn, qua đó mất đi việc cạnh tranh kĩ năng chơi game và giảm tương tác giữa người chơi với nhau.
Auto đã tồn tại ngay từ thời điểm game chưa tích hợp auto
Thế nhưng nếu lật lại lịch sử, mặc dù các game như VLTK, MU, Gunbound… không hề có auto, nhưng vẫn có rất nhiều phần mềm thứ 3 hỗ trợ một lượng game thủ không hề nhỏ tham gia sử dụng. Nhiều người chắc vẫn còn nhớ phiên bản auto MU Online Hello MARD huyền thoại, hay KidPKPlus trong VLTK hay thậm chí là hack tọa độ trong GunBound. Dù biết đó là sự gian lận không công bằng, nhưng rõ ràng nhu cầu sử dụng auto là luôn có trong cộng đồng game thủ.
Trải qua thời gian, sự thành công của các game có hỗ trợ auto đến từ Trung Quốc đã làm thay đổi cái nhìn của rất nhiều “ông lớn”. Những tựa game như MU Online sau khi lên Season 8 cũng đã có auto tích hợp trong game để hỗ trợ game thủ cày kéo, không còn phải “cắm chuột” như ngày trước nữa. Điều này một phần giảm độ khó để game tiếp cận nhiều người chơi hơn, phần khác hỗ trợ những người không có nhiều thời gian chơi.
Những game có auto vượt trội thường dành cho smartphone
Cho đến ngày nay, auto đã trở thành một phần không thể thiếu trong các game online, nhất là game dành cho smartphone vốn chú trọng đến xu hướng giải trí nhanh, gọn và dễ dàng. Bắt đầu từ những trò chơi chiến thuật turn based đơn giản như Tình Kiếm, Tam Quốc Soha… các game này đã bắt đầu có những tính năng auto cơ bản như tự đánh x2, x3 hay tự quét ải… Tuy nhiên các bản auto này vẫn có điểm yếu là không tự đánh qua ải được mà vẫn phải dùng tay.
Việc auto vượt ải mà không cần sự can thiệp của người chơi hiện chỉ có Tam Quốc Quần Anh Truyện sắp ra mắt vào ngày 10/01 sắp tới. Sử dụng tính năng Ủy Thác, người chơi có thể tự do làm những công việc khác trong khi game tự chạy ải cho đến khi hết thể lực. Tất nhiên trước khi Ủy Thác, người chơi sẽ phải chuẩn bị một lượng thể lực khá nhiều để sử dụng.
Điểm đáng khen là tính năng Ủy Thác trong Tam Quốc Quần Anh Truyện không hề mất phí và dành cho tất cả mọi người chơi không phân biệt cấp Vip. Điều này giúp các “nông dân” đỡ được một khoản thời gian lớn không phải trực tiếp cày kéo mà vẫn có item ngon, nhiều nguyên liệu nâng cấp. Trong lúc ủy thác, người chơi có thể tạm dừng bất cứ lúc nào để thoát ra.
Tất nhiên có lợi thì cũng sẽ có mặt hạn chế, tính năng Ủy Thác trong Tam Quốc Quần Anh Truyện chỉ áp dụng cho các ải chưa đánh, đối với những ải đã vượt muốn kiếm nguyên liệu, người chơi sẽ phải tự tay quét. Một điểm nữa khiến Ủy Thác bị hạn chế đó chính là tính chiến thuật. Do chỉ có một đội hình sắp xếp từ đầu nên khi gặp những đội hình khắc chế, người chơi dễ dàng combo kĩ năng trật nhịp thua trận là điều chắc chắn. Với những ải khó, lời khuyên vẫn nên dùng kĩ năng bằng tay để có độ chuẩn xác tốt nhất.
Sự phân định đã rõ ràng hơn bao giờ hết game auto và game không auto
Trở lại với tính năng auto thì không phải game smartphone nào, hay thậm chí game PC nào ngày nay cũng đều có hoặc bắt buộc phải có auto. Những game sử dụng kĩ năng người chơi để phân định chiến thắng, thường sẽ loại bỏ auto như Dota, LMHT, LQM, Overwatch, PUBG… hay các game nhập vai như Blade Of Soul, AION, Thiên Dụ…
Rõ ràng xu thế ngày nay đã phân chia làm 2 thái cực rất khác biệt, một là các game thuần giải trí, đua top khẳng định đẳng cấp Vip, đẳng cấp chiến thuật thiên về “pay to win”… Và hai là các game đòi hỏi kĩ năng người chơi, đồng thời là khoảng thời gian đầu tư dài hơi hơn, nhiều hoạt động thời gian thực hơn.
Với các game dạng thứ nhất thì chắc chắn sẽ có auto để hỗ trợ đối tượng người chơi vốn ít thời gian, có thể di chuyển nhiều, cần sự nhanh gọn và đủ thách thức trí tuệ. Còn với dạng game thứ 2 thì chắc chắn không có auto để đảm bảo sự công bằng giữa những người chơi. Các game dạng này thường sẽ hướng tới eSports như Dota, LMHT, LQM, CF, Overwatch…
Như vậy đáp án cho câu hỏi từng gây rất nhiều tranh cãi thời gian trước, về việc game online nên hay không nên có auto đã được chính thị trường tự trả lời. Sự phát triển của các dòng game eSports đã giúp cho game thủ một cách tự nhiên tự định hình được trò chơi mà mình thích và các tính năng của nó, không cần phải tranh cãi với nhau một cách vô bổ như trước kia nữa. Đó có lẽ là sự trưởng thành của game thủ Việt, dù vẫn còn rất nhỏ nhưng đáng hoan nghênh.