Cùng với Thủy Hử, Tây Du Ký và Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung là một cuốn tiểu thuyết viết về “thế chân vạc” giữa 3 nước Ngụy, Thục, Ngô đã khiến bao thế hệ độc giả say mê. Tuy nhiên, để tạo ra sự cuốn hút này, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã chỉ ra những chi tiết được La Quán Trung “hư cấu” khiến nhiều người đọc hiểu sai. Dưới đây là 6 chi tiết nổi bật về Quan Vân Trường đã bị sai lệch so với thực tế mà cộng đồng game thủ Võ Thánh Mobile tổng hợp được.
Bạn đọc có thể tham gia vào cộng đồng Võ Thánh Mobile - sân chơi cho những “fan ruột” của các vị danh tướng Tam Quốc tại ĐÂY.
Hình ảnh vị danh tướng cưỡi Xích Thố, tay cầm Thanh Long Đao đã quá quen thuộc với nhiều bạn đọc
Tam Quốc Diễn Nghĩa có tích Quan Vũ chém Nhan Lương, Văn Sú nhưng sự thật lại không phải vậy. Văn Sú bỏ mạng là do một tướng của Tào Tháo giết mới đúng. La Quán Trung đã đặt một chiến tích không có thật để tăng thêm danh tiếng cho Quan Vũ.
Quan Vũ chỉ hạ sát được Nhan Lương còn Văn Sú là do tướng của Tào Tháo giết
Chiến tích “Vượt ngũ ải chém lục tướng” được người đời ca ngợi hết lời nhưng cũng không có thật. Trên thực tế, 5 ải này ở cách nhau rất xa và cũng… chả liên quan gì đến nhau, hoàn toàn là tình tiết được La Quán Trung tạo ra. Sau khi bỏ Tào Tháo, Quan Vũ đi trực tiếp từ Hứa Xương về Nhữ Nam tìm Lưu Bị khá thuận lợi.
Thậm chí, 6 tướng bị chém là Khổng Tú, Mạnh Thản, Hàn Phúc, Biện Hỉ, Vương Thực và Tần Kỳ cũng đều không có trong sử sách. Không biết rằng liệu đây có phải câu chuyện được thêu dệt từ dân gian hay La Quán Trung đã sắp xếp nhưng rõ ràng tính xác thực của chiến tích này đã giảm đi khá nhiều.
6 vị tướng này được La Quán Trung tạo ra chỉ để bị Quan Vũ chém
“Ôn tửu trảm Hoa Hùng” - chiến công đầu tay của Quan Vân Trường bị nhiều nhà nghiên cứu bác bỏ. Hoa Hùng bị giết bởi Tôn Kiên. Vào thời điểm các quận Quan Đông dấy binh phạt Đổng tặc, Công Tôn Toản vẫn còn ở U Châu. Lưu Bị lúc này vẫn còn đang dẫn quân đánh Đốc Bưu, thử hỏi làm sao có thể cùng Công Tôn Toản tham gia liên minh? Căn cứ vào nhiều mốc thời gian thực tế, năm 190 nhiều khả năng Lưu Bị vẫn còn làm quan ở Hạ Mật chứ không thể có mặt ở Lạc Dương. Vậy thì Quan Công cũng không có khả năng hiện diện ở đây để chém Hoa Hùng.
Chiến công vang dội bậc nhất này đáng lẽ phải thuộc về Tôn Kiên
Lần bại trận, Quan Vũ bị bắt ngay và không có chuyện đàng hoàng đưa ra 3 điều kiện bắt Tào Tháo phải hứa như trong tích “Ba điều cam kết ở Thổ Sơn”. Dù vậy, không thể không thừa nhận, việc hư cấu này của tác giả đã nâng lòng trung thành của vị Võ Thánh này lên một tầm cao khó ai với tới.
Quan Vũ không hề được Hoa Đà nạo xương chữa thuốc. Chuyện này thực sự có diễn ra NHƯNG lại không phải do Hoa Đà thực hiện mà là một vị thầy thuốc vô danh. Dù sao, khí phách hiên ngang của Quan Vũ vẫn là sự thật mà nhiều người phải kính nể.
Rất tiếc, ông trong ảnh lại không phải Hoa Đà như nhiều người lầm tưởng
Và cuối cùng, trong lịch sử cũng không hề ghi chép truyện 3 anh em “Lưu, Quan, Trương kết nghĩa vườn đào”. Lưu Bị là dòng dõi tôn thất nhà Hán nên được lòng dân và được cả Quan Vũ, Trương Phi phò tá. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, Quan Vũ mới là người lớn tuổi nhất trong 3 người, sau đó đến Lưu Bị và Trương Phi.
Thực tế, Quan Vũ là người lớn tuổi nhất rồi mới đến Lưu Bị, Trương Phi
Dù sao, Quan Vũ vẫn là danh tướng có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới người đời sau. Sự sùng bái của người Trung Hoa với Quan Vũ được đẩy lên cao nhất vào đời Thanh, khi ông được trở thành người đứng đầu các vị thánh trong Nho giáo - Võ Thánh. Nhiều người thậm chí còn xếp Quan Vũ ngang hàng với ông tổ Nho giáo là Khổng Tử.
Nhiều game thủ từ cộng đồng Võ Thánh Mobile còn thường xuyên ghép cặp Quan Vũ và Lữ Bố - vị tướng hùng mạnh khác được nhiều người kính nể. Họ cho rằng, nếu như sở hữu cả Quan Vũ và Lữ Bố, chiến cục thời ấy có thể đã khác, Lưu Bị mới là người nắm giữ cả thiên hạ.
Quay ngược thời gian, nếu như cả Lữ Bố cũng về chướng Lưu Bị, liệu kết cục Tam Quốc sẽ ra sao?
Thế nhưng, dù có bị sai lệch đi nhiều chi tiết nhưng sự uy dũng của vị Võ Thánh truyền thuyết này vẫn được dân gian muôn đời nhớ tới. Có thể trong tương lai, khi những nhà phát triển nghiên cứu sâu hơn về những sự thật này, họ sẽ đem tới cho chúng ta một hình tượng Quan Vũ chân thật hơn, gần gũi hơn và có tính “người” hơn. Không cần tô vẽ để có một vị thánh, biết đâu người xem lại thích những nét khắc họa giản dị như vậy hơn thì sao?
Nguồn: Tổng hợp