Tam Quốc Diễn Nghĩa chưa bao giờ hết hot
Ngày xưa khi các phương tiện giải trí còn chưa được đa dạng thì tiểu thuyết văn học là một trong các thú vui giải trí được nhiều người ưa chuộng. Những Tây Du Ký, Thủy Hử Truyện hay Tam Quốc Diễn Nghĩa được mọi lứa tuổi say mê đến mức thuộc nằm lòng. Bất kỳ lúc nào có điều kiện, người ta sẽ kể được vanh vách những trường đoạn hấp dẫn trong các bộ tiểu thuyết mà mình ưa thích để bàn luận và chiêm nghiệm về con người và cuộc đời.
Ngày đó chẳng cần Facebook, Youtube, Tiktok hay bất kỳ mạng xã hội nào nhưng các đoạn tiểu thuyết đắt giá như Ngộ Không đại náo thiên cung, Võ Tòng giết Tây Môn Khánh trả thù cho anh trai hay Quan Vũ vượt 5 ải chém 6 tướng cứ liên tục được truyền tai nhau khiến nhiều người chẳng cần đọc, chỉ ngồi nghe cũng có thể thuộc nằm lòng.
Ngày nay vật đổi sao dời, người ta thích những thứ trực quan nhanh gọn, in thẳng vào não bộ theo phương thức tốc độ nhất. Thế nên tiểu thuyết cũng dần dần trở thành sở thích của một nhóm nhỏ chứ không còn đại chúng như trước. Tuy nhiên Tam Quốc Diễn Nghĩa có thể là ngoại lệ khi không cần biết trẻ hay già, trai hay gái, người ta vẫn say mê tác phẩm của La Quán Trung, dù góc nhìn và đánh giá thời hiện đại của độc giả sẽ khác đi rất nhiều so với vài chục năm về trước.
Trong số các độc giả yêu thích Tam Quốc, không ít người cũng là game thủ và dĩ nhiên họ luôn mong mỏi nhập vai vào trò chơi được xây dựng dựa trên tác phẩm mà mình yêu thích. Những NSX game hiểu rõ điều đó và cố gắng chiều lòng các thượng đế của mình. Nhưng có lẽ chủ đề điều binh khiển tướng, công thành chiếm đất quá khó tái hiện nên không nhiều tựa game chiến thuật lấy đề tài Tam Quốc xuất hiện. Đó là cho tới khi Romance of the Three Kingdoms xuất hiện.
Sự ra đời của Romance of the Three Kingdoms
Romance of the Three Kingdoms không đơn thuần chỉ là một thương hiệu mà còn là một huyền thoại của dòng game chiến thuật (SLG) Tam Quốc. Ra mắt lần đầu vào năm 1985, dòng game chiến thuật do Koei Tecmo phát triển dựa trên bối cảnh thời kỳ Tam Quốc sở hữu lối chơi vô cùng hấp dẫn và nhanh chóng được giới game thủ công nhận rộng rãi như là một trong những series nổi tiếng nhất lấy đề tài này.
Ra mắt lần đầu vào năm 1985, sau 37 năm phát triển trò chơi đã ra mắt 14 phiên bản phiên bản chỉnh thống (chưa tính đến các bản mở rộng, game di động,…) trên khắp các nền tảng từ PC, console cho đến các hệ máy cầm tay “lão thành” như Gameboy Advance. Không nói quá chút nào khi đây chính là một trong những tựa game khai sinh ra thể loại game chiến thuật và là một trong những series thành công nhất trong lịch sử làng game thế giới.
Dù mỗi loạt đánh giá khác nhau, nhưng mỗi phiên bản mới phát hành đều có những cải tiến nhất định so với những kẻ ra đời trước. Có thể kể đến hiệu ứng địa hình bản đồ chi tiết của phiên bản thứ 3 mang tên Dragon of Destiny”, trận hình của “Sangokushi V”, chiến thuật hấp dẫn của phần thứ bảy hay chiến pháp của Romance of the Three Kingdoms VIII.
Có thể kết luận rằng chỉ nói riêng phần lịch sử phát triển đồ sộ thôi thì kho dữ liệu từ Koei Tecmo đã thừa sức khiến các nhà làm game sau này mỗi khi muốn sử dụng đề tài Tam Quốc làm chất liệu phải học hỏi dài dài. Vậy thì còn gì tuyệt vời hơn một tựa game di động sắp ra mắt được trao bản quyền từ chính hãng game Nhật Bản. Đây chính là sự bảo chứng tuyệt đối về chất lượng của dòng game chiến thuật Tam Quốc mà game thủ đang chờ đợi bấy lâu nay.
Tam Quốc Chí – Chiến Lược: Nghiêm túc với lịch sử?
Chúng ta mong đợi điều gì nhất từ một tựa game chiến thuật lấy đề tài Tam Quốc? Có lẽ không gì ngoài tính chân thật hay ít nhất cũng phải tương đương với những gì từng được đọc trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Đáng tiếc nhiều game chiến thuật không để tâm đến vấn đề này cho lắm từ đó tạo nên những hình ảnh hay thông tin hết sức sai lệch, khiến cộng đồng game thủ yêu thích Tam Quốc cảm thấy không hài lòng.
NSX Tam Quốc Chí – Chiến Lược hiểu điều này nên quyết tâm tạo ra trò chơi với hình ảnh các nhân vật như Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Tào Tháo, Tôn Quyền… giống với nguyên tác Tam Quốc Diễn Nghĩa nhất có thể. Từ quá trình trải nghiệm game ở các đợt Closed Beta, có thể khẳng định NSX đã “nói được làm được” khi hình tượng nhân vật trong trò chơi được thiết kế dựa trên Tam Quốc Diễn Nghĩa, với các anh hùng “như từ tiểu thuyết bước ra”.
Không chỉ trung thành với nguyên tác về mặt hình ảnh, chỉ số của các văn thần võ tướng cũng được tinh chỉnh sao cho phù hợp nhất với nguyên tác. Điều này vô hình trung giúp trải nghiệm của người chơi thuộc làu bộ tiểu thuyết trở nên chân thực hơn. Trong các game SLG khác các vị tướng nổi tiếng thường có xu hướng trở nên mạnh mẽ quá mức, khiến các nhân vật khác bị lép vế, dù trong tiểu thuyết họ không yếu đuối đến như vậy.
Bàng Đức vẫn có sức đánh nhau một trận với Quan Vũ hay thời kỳ cuối của nhà Thục Hán thì Liêu Hóa vẫn đủ vũ dũng để trở thành tướng tiên phong. Rõ ràng Tam Quốc Diễn Nghĩa đã miêu tả như vậy nhưng trong game Bàng Đức thường là tướng tím và Liêu Hóa còn tệ hơn, chỉ được tướng xanh lam. Thế nên khi đụng độ cùng các quái vật hệ Đỏ/Vàng thường xuyên bị nốc ao chỉ sau vài hiệp đấu vì chỉ số cơ bản quá tệ. Tam Quốc Chí – Chiến Lược sẽ giải quyết vấn nạn đó.
Bởi trong Tam Quốc Chí – Chiến Lược, Bàng Đức là tướng Vàng, Liêu Hóa là tướng Tím, nếu vận dụng tốt việc sắp xếp đội hình cũng có thể phát huy hiệu quả kỳ diệu. Ví dụ Bàng Đức có thể ghép nhóm với Viên Thiệu và Vương Bình thành “Vô Đương Phi Quân Cung”, đối đầu với Quan Vũ cũng không thua “sức một trận chiến”; Liêu Hóa có thể ghép với Quan Bình, Chu Thương thành Thục Thuẫn, không hổ mỹ danh “Thục Trung vô đại tướng, Liêu Hóa tác tiên phong”!
Ngoài các anh hùng thì trận hình, chiến pháp và binh chủng cũng là điều mà Tam Quốc Chí – Chiến Lược tự tin sẽ xây dựng một hệ thống hợp lý hơn các game còn lại. Thật ra cũng chẳng phải cao siêu gì, vẫn là câu nói cũ, chỉ cần mô phỏng lịch sử với những khảo chứng nghiêm túc, tự khắc game thủ sẽ có những đánh giá công tâm nhất cho sản phẩm mà thôi. Đơn cử như “Đào Viên Thuẫn” hay “Ngũ Hổ Thương” rất mạnh mẽ nhưng không thể vô đối, người chơi phải sử dụng trận hình hợp lý mới có thể phát huy tác dụng tối đa.
Ở chiến pháp và binh chủng lại là một câu chuyện tương tự khi các game SLG khác rất thích “sáng tạo” những kỹ năng và thuộc tính binh chủng kỳ lạ mà trong lịch sử lẫn tiểu thuyết chưa ai từng biết đến. NSX Tam Quốc Chí – Chiến Lược tự tin nói không với điều đó. Rõ ràng nhất qua việc “Đằng Giáp Binh”, một đơn vị bộ binh có thể khắc chế hiệu quả đội hình kỵ binh sát thương cao nhưng khi gặp binh chủng kỵ rơ thì cũng có thể quăng trống vứt cờ mà chạy.
Tam Quốc Chí – Chiến Lược muốn khẳng định rằng đây là game chiến thuật đỉnh cao và mọi thứ phải thực tế. Không thể có chuyện dùng một binh chủng mà có thể chinh phạt thiên hạ, chuyện này quá hư cấu và game thủ sẽ đánh giá cao về sự nghiêm túc này.
Kết
Tóm lại nếu game thủ đã từng yêu thích Romance of the Three Kingdoms và tìm kiếm một trò chơi gọn nhẹ trên di động nhưng vẫn chất lượng thì Tam Quốc Chí – Chiến Lược có thể là lựa chọn hợp lý. Ngoài ra những ai đang chán cái dàn khung SLG Tam Quốc mì ăn liền cũng có thể thử qua tựa game mới do TTH phát hành để biết được thế nào mới là game chiến thuật đúng nghĩa.
Tam Quốc Chí – Chiến Lược đang trong giai đoạn đăng ký trước tại . Nghe đồn nhà phát hành sẽ chơi lớn khi tặng tướng năm sao độc quyền của máy chủ Việt Nam là Sĩ Nhiếp cùng nhiều phần thưởng giá trị như 888 Kim Châu, thần tướng Tào Hồng và 500 điểm chiến pháp. Khi số lượng người đăng ký trước đạt mốc cần thiết, toàn bộ game thủ còn nhận được nữ tướng Thái Văn Cơ 5 sao!
Ngoài các phần thưởng ingame, NPH cũng tuyên bố để chào mừng Tam Quốc Chí – Chiến Lược dự kiến sẽ ra mắt vào đầu tháng 1/2023, người chơi khi rủ bạn bè đăng ký trước còn có thể tham gia hoạt động bốc thăm may mắn với giải thưởng cao nhất là iPhone 14 cùng cơ hội chinh chiến tại giải đấu có mức tiền thưởng lên tới 2 tỷ đồng. Còn chần chờ gì mà không tham gia nếu bạn là một người mê Tam Quốc?