Nhìn chung, tỷ lệ 34% game thủ xếp khả năng giải trí của việc chơi game là không thể bàn cãi. Game thủ Gen Z có xu hướng chơi những trò chơi hardcore, cạnh tranh nhiều hơn so với những nhóm khác. Đáng chú ý, 11% game thủ Gen Z cho rằng chiến thắng là điều quan trọng khi chơi game bởi đem lại cảm xúc tốt, dẫu rằng kết quả thua cuộc sẽ đem đến động lực để chinh phục mốc cao hơn.
Điện thoại di động đã chứng tỏ là nền tảng chơi game phổ biến nhất, với 78% game thủ thừa nhận chơi game trên thiết bị di động đem đến giải trí toàn diện, tiện ích. Thiết bị chơi game mobile đặc biệt phổ biến đối với Gen Z và Gen X, với 80% game thủ ở cả hai thế hệ đều chơi game chủ yếu trên mobile, tiếp theo là thế hệ Millennials (78%) và thế hệ Baby Boomers (75%).
Chơi game mobile cũng chiếm thời lượng online nhiều nhất khi chơi dưới 1 giờ (58%), chơi dưới 10 giờ (40%). Điều này cho thấy mobile đem đến tiện lợi và khả năng online nhiều hơn. Game thủ dành thời gian đáng kể để chơi những tựa game yêu thích.
Trò chơi di động còn mang đến nhiều cơ hội kiếm tiền, xây dựng thương hiệu cá nhân cho người chơi nếu có kỹ năng chơi tốt. Về tỉ lệ mua hàng trong ứng dụng, có 69% game thủ thừa nhận đã thực hiện ít nhất một giao dịch mua trong trò chơi. Ngoài ra, 17% số người được hỏi đã mua trò chơi để chơi với bạn bè, trong khi 14% đã mua các vật phẩm trong game như trang phục, pet…
Người chơi game trên di động ở các nước phương Đông thường thu hút bởi tính năng về ngoại hình, thiết kế nhân vật nên thường nạp để mua các vật phẩm như quần áo, phụ kiện trong game. Ngược lại, người dùng ở phương Tây thường chi tiền để mở khóa các chế độ, cấp độ hoặc bản đồ trò chơi mới, chú trọng đến thực lực nhân vật và tính thực dụng khi chơi game nhiều hơn. Người dùng ở phương Tây chi trung bình 72,47 USD/tháng cho việc mua hàng trực tiếp, so với 30,70 USD/tháng ở phương Đông. Game thủ phương Tây có giá trị đồng tiền mạnh hơn nên người dùng ở các quốc gia như Anh và Mỹ có thể chi tiêu ở mức cao hơn.