Điển cố "Tam Anh Chiến Lữ Bố" là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất trong thế giới Tam Quốc. Mặc dù được La Quán Trung thần tượng hóa khá nhiều trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, tuy nhiên chính sự yêu thích cuồng nhiệt của đại chúng, mà màn giao đấu này trở thành một trong những trận đánh kinh điển đáng nhớ nhất.
"Tam Anh Chiến Lữ Bố" là câu chuyện kinh điển phô diễn sức mạnh của "chiến thần" Lữ Bố
Tuy nhiên, mặc dù nổi tiếng và được yêu thích, thế nhưng câu chuyện "Tam Anh Chiến Lữ Bố" vẫn còn khá nhiều uẩn khúc và từ đó xuất hiện những giả thiết thú vị. Một trong số đó cho rằng thực chất Quan Vũ và Trương Phi thừa sức có thể đả bại được "chiến thần" Lữ Bố. Việc để cho y chạy thoát thực tế đã nằm trong sự sắp đặt của Lưu Bị.
Lưu Bị dù trong truyện hay phim ảnh đều là kẻ có khí chất không tầm thường
Nếu như Lữ Bố được mệnh danh là "chiến thần" thì Quan Vũ và Trương Phi cũng là những mãnh tướng hàng đầu thời bấy giờ. Thậm chí trước khi Trương Phi tham chiến, Quan Vũ đã giao đấu tay đôi với Lữ Bố hàng chục hiệp không phân thắng bại. Điểm này cho thấy sức mạnh của Quan Vũ không hề thua kém Lữ Bố, lại còn thêm Trương Phi giúp sức thì đến "chiến thần" cũng phải gặp nguy.
Quan Vũ và Lữ Bố chưa biết ai mạnh hơn ai, nhưng thêm Trương Phi lại lại khác
Việc Quan Vũ và Lữ Bố ai mạnh hơn ai cho đến nay vẫn là khá nhiều tranh cãi, một số game online cũng phải rất đau đầu khi nghĩ cách cân bằng chỉ số giữa 2 "thần tướng" có lượng fan hâm mộ cực kì đông đảo này. Ví dụ như trong Thiên Hạ Anh Hùng, tựa game sắp ra mắt ngay trong tháng 8 năm nay, cả Quan Vũ và Lữ Bố đều sở hữu những kĩ năng cực kì "bá".
Quan Vũ và Lữ Bố so tài cao thấp trong Thiên Hạ Anh Hùng
Một bên là Quan Vũ có sát thương "khủng" đánh thẳng vào mục tiêu yếu máu, hồi nộ mạnh, còn một bên là Lữ Bố với khả năng công toàn đội, giảm nộ khí đối phương. Trong giao chiến mỗi tướng đều có điểm mạnh riêng và hữu ích trong mọi đội hình. Thật khó để lựa chọn bỏ 1 trong 2.
Lữ Bố có sát thương toàn đội hình mạnh, lại có khả năng hút nộ
Thật may vì Thiên Hạ Anh Hùng là tựa game chiến thuật không có main, người chơi có thể tận dụng cả 6 slot tướng để sử dụng thêm nhiều vị trí khác. Nếu băn khoăn không biết Quan Vũ hay Lữ Bố mạnh hơn thì tại sao không dùng cả 2 tướng để có một đội hình "siêu bá đạo"?
Quan Vũ đánh thẳng vào yếu điểm của trận hình đối phương, 1 đao đoạt mạng
Thiên Hạ Anh Hùng sẽ ra mắt trong tháng 8, game thủ quan tâm có thể tìm hiểu thêm tại fanpage: Click ĐÂY
Trở lại trận chiến của Quan Vũ, Trương Phi với Lữ Bố, trong lúc phân tài cao thấp chưa ngã ngũ, bỗng nhiên Lưu Bị lại xông vào tham chiến quá sớm. Ông hoàn toàn có thể chờ đợi tàn trận Lữ Bố suy yếu hoặc tấn công vào sơ hở của hắn, tuy nhiên Lưu Bị lại tấn công trực diện như một cách can ngăn đôi bên đánh nhau, thể hiện quyền uy của người anh cả.
Không phải tự nhiên Lưu Bị được làm anh cả khi cả 3 kết nghĩa vườn đào
Lữ Bố rõ ràng "mừng rỡ" khi từ nãy đến giờ đã rất vất vả chống lại cả Quan Vũ và Trương Phi, nay có thêm Lưu Bị tham chiến với ý đồ rất rõ ràng. Như vậy y có thể rút lui trong danh dự mà không bị thiên hạ coi thường. Một đấu với ba mà vẫn thoát lui được, Lữ Bố vẫn là "chiến thần" thực sự khiến muôn người kính nể.
Lữ Bố có thể giữ lại danh hiệu "chiến thần" cho mình khi thoái lui trước 3 anh em Lưu, Quan, Trương
Tại sao Lưu Bị lại làm như vậy? Thực tế việc chiến thắng Lữ Bố không đem lại lợi ích gì nhiều cho quân Quan Đông. Trong chiến dịch thảo phạt của quân Quan Đông, việc trảm Hoa Hùng được xem là thắng lợi đầu tay của Quan Vân Trường và là màn ra mắt của Lưu Bị. Nhưng, thành tích trên cũng có thể đã khiến các lộ chư hầu nảy sinh ác cảm và nhận thức Lưu Bị như một mối đe dọa tiềm ẩn, dẫn đến khả năng bị trừ khử sớm.
Chiến tính Quan Vũ trảm Hoa Hùng đã giúp Lưu Bị được để ý trong liên quân
Đứng ở góc độ này, việc 3 huynh đệ Lưu - Quan - Trương "cùng đánh bại" Lữ Bố đủ để khiến ánh hào quang chiến thắng giảm đi rất nhiều và khiến Lưu Bị vẫn đứng trong "vòng an toàn". Bên cạnh đó, Lữ Bố chạy thoát, lực lượng của Đổng Trác được bảo toàn sẽ tạo nên áp lực, không cho phép liên quân phát sinh mâu thuẫn hay dành sự chú ý cho một "huyện lệnh nhỏ nhoi".
Đổng Trác vẫn là một thế lực đáng gờm kìm hãm liên quân
Đây chính là đòn "di hoa tiếp mộc" đầy toan tính và cũng hết sức khôn ngoan của Lưu Bị, chuyển hoàn toàn nguy cơ của bản thân sang cho Lữ Bố. Sau cái chết của Hoa Hùng, y chính là trụ cột của quân đội Đổng Trác. Nếu Lữ Bố chết thì việc Đổng Trác bị diệt chỉ là chuyện một sớm một chiều. Nếu Đổng Trác "ngã ngựa" vào giai đoạn này thì vô cùng bất lợi đối với thế lực vừa manh nha của Lưu Bị.
Lưu Bị đã toan tính rất nhiều trước khi đối đầu với Lữ Bố
Với lực lượng còn manh mún và yếu ớt, chắc chắn Lưu Bị sẽ không có "phần chia" trong chiếc bánh địa bàn thời hậu chiến, thậm chí còn có khả năng trở thành "miếng mồi béo bở" để các bên xâu xé. Vì vậy, việc Lưu Bị góp mặt ở liên quân chỉ là để tạo dựng danh tiếng, còn Bị thực tế không hề hy vọng Viên Thiệu có thể cầm đầu chư hầu đánh đổ được Đổng Trác.
Để hoàn thành đại nghiệp, Lưu Bị cần thận trọng trong mọi bước tiến
Lữ Bố cũng "không được phép chết". Kết cục, chính Lưu Bị trở thành "điểm đột phá" giúp Lữ Bố vượt thoát vòng vây, trở về trong vinh quang. "Tam anh chiến Lữ Bố" là câu chuyện kinh điển được người đọc Tam Quốc yêu thích, nhưng có lẽ phải nhìn nhận rằng, câu chuyện trên (nếu có thực) thì không thể nằm ngoài những tính toán chính trị của cả Bị và Lữ Bố.
Tổng hợp từ Wikipedia