Ngô Thừa Ân đã "tàn nhẫn" với Tôn Ngộ Không đến thế: Bi kịch người hùng, kỳ thực cả một đời thất bại và cô đơn

Tôn Ngộ Không: "Thần thông bảy hai phép, nửa đời nghiệt ngã khuất bóng Kim Cô".

Văn học, phim ảnh, game online, ấn phẩm quảng cáo, hầu như tất cả chúng đều tuân theo một ý niệm nhất định: Tề Thiên Đại Thánh phải thật ngầu, mà cũng nên như vậy, vì đó là ý niệm chung cả hàng triệu triệu người, đến mức thân quen, đến mức như là chân lý.

Ngô Thừa Ân đã tàn nhẫn với Tôn Ngộ Không đến thế: Bi kịch người hùng, kỳ thực cả một đời thất bại và cô đơn - Ảnh 1.

Trong Thần Ma Mobile, Tề Thiên Đại Thánh chính một trong số những tướng Đỏ hiếm nhất game

Tuy nhiên hóa ra cũng có rất nhiều người trong chúng ta vẫn luôn đau đáu về mỗi nhân vật trong Tây Du Ký theo một cách rất khác. Có thể suốt hơn 30 năm nay, hình tượng Tôn Ngộ Không đọng lại trong lòng người xem là Đấu Chiến Thắng Phật, là Tề Thiên Đại Thánh, là sinh vật "bất tử, bất hoại", là kẻ đứng trên vạn người, là kẻ mà ngay cả thần tiên cũng đôi phần vị nể, tuy nhiên nhìn từ bản thể của Tôn Ngộ Không, mọi chuyện còn có thể được kể bằng một mạch truyện khác: Bi kịch của người hùng.

Ngô Thừa Ân đã tàn nhẫn với Tôn Ngộ Không đến thế: Bi kịch người hùng, kỳ thực cả một đời thất bại và cô đơn - Ảnh 2.

Đây là hình tượng đã được "tuyệt đối hóa" của Tôn Ngộ Không trong tiềm thức của người hâm mộ

Tôn Ngộ Không vốn là hòn đá hấp thụ khí thiêng trời đất lâu năm mà thành hình với hình dáng của một con khỉ. Có lẽ điều này chúng ta không bàn sâu, vì bản thân nó đã là một hình tượng cô độc.

Lại phải nhắc lại, Hầu tử đã từng cùng bầy khỉ sống một cuộc sống vô tư lự rất lâu, cho đến một ngày phát hiện ra có quy luật sinh tử chi phối cuộc đời bèn lên đường tầm sư học đạo. Trải qua nhiều năm lênh đênh khắp tứ đại bộ châu, Tôn Ngộ Không đã tìm được thầy, được ban cho cái tên rồi được dạy cho pháp thuật. Sau vì vi phạm nội quy trường học mà bị đuổi lại còn bị cấm không được phép khai ra thầy là ai và học trường nào. Các bạn biết chúng ta có thể gọi đấy là gì không? Một bi kịch về quá trình học tập!

Ngô Thừa Ân đã tàn nhẫn với Tôn Ngộ Không đến thế: Bi kịch người hùng, kỳ thực cả một đời thất bại và cô đơn - Ảnh 3.
Ngô Thừa Ân đã tàn nhẫn với Tôn Ngộ Không đến thế: Bi kịch người hùng, kỳ thực cả một đời thất bại và cô đơn - Ảnh 4.

Đây là một trong số rất rất ít những lần chúng ta thấy Tôn Ngộ Không hạ mình đến như thế

Đó chỉ là bắt đầu thôi. Lật lại vấn đề một chút, Tôn Ngộ Không đã có đủ năng lực để hiểu và chống lại sự ràng buộc của tạo hóa: Đầu tiên, Tôn Ngộ Không tự lập làm Vua một cõi, tha hồ sống nhàn nhã, làm bạn với khắp các loài, sau đó gây náo động khắp Thủy Cung, Địa Phủ rồi xóa tên mình và loài khỉ khỏi sổ sinh tử, lại làm quan thượng giới. Đúng chỗ này đây: Làm quan thượng giới là cách chiêu dụ của thiên đình hòng lung lạc và giam lỏng Mỹ Hầu Vương. Nhưng với tính tình của mình, Tôn Ngộ Không đã đòi làm một vị thánh to bằng trời (Tề Thiên Đại Thánh). Một bi kịch của anh hùng không khuất phục là phải bỏ công chiến đấu với hệ thống cũ bằng tất cả tài năng và ý chí của mình và Tôn Ngộ Không đã có một cuộc chiến đầy oanh liệt.

Ngô Thừa Ân đã tàn nhẫn với Tôn Ngộ Không đến thế: Bi kịch người hùng, kỳ thực cả một đời thất bại và cô đơn - Ảnh 5.

Trước sau Tôn Ngộ Không là một người hùng, một người hùng đơn độc trong tâm tưởng mà Ngô Thừa Ân tạo ra để thay mình bay bổng. Nhưng chính vì được tạo ra từ tâm tưởng của một con người tài năng và hiểu quá rõ cuộc sống nên Ngô Thừa Ân phải cho Tôn Ngộ Không thất bại, đó là bi kịch thứ hai.

Ngô Thừa Ân đã tàn nhẫn với Tôn Ngộ Không đến thế: Bi kịch người hùng, kỳ thực cả một đời thất bại và cô đơn - Ảnh 6.

Đại náo thiên cung, tung hoành khắp trời đất, đạp đổ cả lò bát quái, phá nát hội bàn đào, đánh tan tác thiên binh thiên tướng nhưng cuối cùng chịu thất bại trước Phật Tổ Như Lai theo một cách khá "nhục nhã". Không bàn như kiểu các nhà Phật học, nhiều người cho rằng Tôn Ngộ Không không thể thắng quy luật của tạo hóa mà Đức Phật là một hiện thân. Vậy là Tôn Ngộ Không phải bị đè nén trong tù ngục là một dãy núi suốt 500 năm, đó là con số tượng trưng nhưng thử hỏi mấy ai còn giữ được hùng tâm tráng khí sau quãng thời gian dài đằng đẵng đầy tủi nhục, bị cách li hẳn khỏi thế giới hằng sống?

500 năm bãi bể nương dâu, tảng đá cứng cỏi cũng phủ xanh rêu...


500 năm bãi bể nương dâu, tảng đá cứng cỏi cũng phủ xanh rêu...

Vậy đấy, Tôn Ngộ Không đã phải phò tá Đường Tăng - một người (bị người đời cho rằng) thiếu đi tất cả những yếu tố cần có để có thể làm bạn đồng hành với một người hùng thực sự như Tôn Ngộ Không. Tất cả những gì Tôn Ngộ Không có được là một người thầy cần mình bảo vệ, Ngộ Không lắng nghe từng tâm sự, từng nỗi lòng, từng thương cảm của Đường Tăng nhưng những gì Ngộ Không cảm thấy, đã lần nào được nói ra, được thấu hiểu? Ấy thế là, Ngộ Không chẳng có bạn chứ đừng nói gì tri kỷ. Nếu được lựa chọn, có ai dám chắc Tôn Ngộ Không sẽ muốn phải trải qua con đường thỉnh kinh trong cô đơn tuyệt đối hơn là việc bị giam cầm dưới chân Ngũ Hành Sơn?

Ngô Thừa Ân đã tàn nhẫn với Tôn Ngộ Không đến thế: Bi kịch người hùng, kỳ thực cả một đời thất bại và cô đơn - Ảnh 8.

Làm sao biết Tôn Ngộ Không chưa từng mong muốn quay trở lại những ngày này?

Bi kịch lại nằm trong bi kịch, ấy là khi đó là một bi kịch mà cả Tôn Ngộ Không lẫn Ngô Thừa Ân không có quyền lựa chọn, vì khi sinh ra, Tôn Ngộ Không đã là một người hùng, hắn phải là người hùng. Một người hùng thì không chấp nhận quy luật cũ, không chấp nhận bị đè nén, phải vượt qua mọi gian khổ để rồi nhận ra mình là một người đơn độc.

Ngô Thừa Ân đã tàn nhẫn với Tôn Ngộ Không đến thế: Bi kịch người hùng, kỳ thực cả một đời thất bại và cô đơn - Ảnh 9.

Sau mười bốn năm thì việc thỉnh kinh cũng hoàn thành, cả đoàn đi lấy kinh đều được phong thưởng. Nhưng có nhiều người lại thấy đó chỉ là thành công của Đường Tăng khi thỉnh được chân kinh đưa về bản quốc. Theo tiểu thuyết thì Tôn Ngộ Không được thành Phật và tự do vĩnh viễn, không phải đeo vòng Kim Cô chế định nữa, tuy nhiên ấy đã phải là một cái kết có hậu cho người hùng ấy?  Mỹ Hầu Vương đã vĩnh viễn không còn đường lui nữa, từ nay phải gò mình vào định chế mà mình từng chống lại, cái định chế mà vì nó mình phải bị giam cầm hàng trăm năm, định chế mà mình phải nhọc công vì thành công của người khác?

Ngô Thừa Ân đã tàn nhẫn với Tôn Ngộ Không đến thế: Bi kịch người hùng, kỳ thực cả một đời thất bại và cô đơn - Ảnh 10.

Đây là sự kết thúc, hay kỳ thực chỉ là sự bắt đầu?

Tuy rằng không liên quan, nhưng muốn "bắt trend" một chút nên chợt nghĩ rằng, Iron-man một đời giàu sang phú quý vẫn luôn chọn Pepper Potts, Captain America nắm trong tay cả một đội Avengers tinh nhuệ nhưng cuối cùng vẫn chọn già đi bên cạnh bạn đời xa cách gần một thế kỷ. Còn Tôn Ngộ Không, khi có tất cả cũng là khi mất tất cả, khi đã là Đấu Chiến Thắng Phật, sự cô độc và thất bại của Tôn Ngộ Không sẽ không là 14 năm hay 500 năm mà là kéo dài vĩnh viễn cùng vũ trụ. Đây mới là bi kịch lớn nhất của một người hùng.

Nhà thơ Hữu Loan có đôi câu đối rất hay về Tôn Ngộ Không, xin chép lại đây theo một bài báo trên trang Văn nghệ Công An, và cũng là thay cho lời kết:

Kiếp nạn tám mốt tròng, muôn trận hùng thiêng tay thiết bổng

Thần thông bảy hai phép, nửa đời nghiệt ngã khuất bóng Kim Cô

Viết lại cuộc đời cho Tề Thiên Đại Thánh ở thế giới Thần Ma - nơi mà hắn vẫn là kẻ mạnh nhất, nhưng lại không bao giờ đơn độc và có thể làm bất cứ điều gì mình muốn TẠI ĐÂY.

Nguồn: Tổng hợp