Những giả thuyết về nguồn gốc của “game thủ thượng đẳng”, vì sao họ lại tự cô lập bản thân?

Chẳng biết từ khi nào, khái niệm “game thủ thượng đẳng” bỗng nhiên xuất hiện trên khắp các group và diễn đàn game. Họ từ đâu tới và rồi sẽ đi về đâu?

Lưu ý: Đây là bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của một game thủ, không đại diện cho cộng đồng nào và không mang hàm ý chỉ trích bất kì cá nhân nào khác.

Thời gian gần đây, cụm từ “game thủ thượng đẳng” được nhắc đến khá nhiều trong các câu chuyện bàn luận về cộng đồng game. Ý nghĩa của “danh hiệu” này có lẽ không cần phải nói quá nhiều nữa khi mà phần lớn game thủ đều hiểu rõ hàm ý của người sử dụng chúng.

Chẳng hiểu từ khi nào, cụm từ “game thủ thượng đẳng” xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội như hiện nay
Chẳng hiểu từ khi nào, cụm từ “game thủ thượng đẳng” xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội như hiện nay

Dù khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên có vẻ như chẳng ai biết “game thủ thượng đẳng” từ đâu mà có, hay ai là người đầu tiên sử dụng cụm từ này để mô tả về một cộng đồng game hoặc một cách chơi mà cho đến nay vẫn còn gây nên rất nhiều tranh cãi. Dưới đây là một vài giả thiết được dân mạng dựng lên dựa trên các sự kiện đã từng diễn ra từ khá lâu.

Từ cuộc chiến của cộng đồng LMHT VS Dota 2

Nhiều người cho rằng, “game thủ thượng đẳng” bắt nguồn từ Dota 2 và nổi bật nhất là trong cuộc chiến kéo dài nhiều năm qua giữa trò chơi này và LMHT. Cộng đồng Dota 2 cho rằng LMHT quá dễ chơi và có nhiều tướng “lấy cảm hứng” từ Dota 2, đồng thời chê bai những người chơi LMHT là “trẩu” và “nood”.

Dota 2 VS LMHT là cuộc chiến lớn nhất từ trước đến nay trong thể loại game MOBA
Dota 2 VS LMHT là cuộc chiến lớn nhất từ trước đến nay trong thể loại game MOBA

Thế nhưng thực tế là chính bản thân những người chơi Dota 2 cũng rất “toxic” và có thói quen chỉ trích người chơi mới thay vì giúp đỡ. Điều này hình thành nên cách chơi tự cô lập bản thân của cộng đồng này, cùng thói quen thích chê bai và miệt thị những người “không cùng đẳng cấp”. Vì thế mới có nhiều người cho rằng “game thủ thượng đẳng” bắt nguồn từ Dota 2.

Từ sự ngộ nhận của một bộ phận chơi game Offline

Ngoài Dota 2, một cộng đồng khác cũng được cho là nguồn gốc của các “game thủ thượng đẳng”, chính là những người yêu thích game Offline. Video game từ trước đến nay vẫn luôn được coi là đỉnh cao sáng tạo của ngành sản xuất game. Những tựa game có cốt truyện thú vị, gameplay độc đáo trên hệ máy console luôn là điểm sáng trong văn hóa đại chúng ngày nay.

Một bộ phận game thủ Offline tự cho mình là “thượng đẳng” miệt thị những người chơi game online
Một bộ phận game thủ Offline tự cho mình là “thượng đẳng” miệt thị những người chơi game online

Tuy nhiên vẫn luôn có một bộ phận game thủ yêu thích game Offline tỏ thái độ coi thường các game online hiện nay, đặc biệt là các game “free to play” hay thậm chí được biến thể thành “pay to win”. Họ cho rằng các game này là “trash” và người chơi là những kẻ hời hợt không kĩ năng. Họ quên mất rằng mỗi trò chơi sinh ra là để phục vụ từng lớp game thủ khác nhau, và trò chơi nào cũng có giá trị riêng của nó.

Từ thói GATO dìm hàng game Việt và cái chết của Flappy Bird

Một số ý kiến khác cho rằng “game thủ thượng đẳng” rộ lên từ khi Flappy Bird đạt được nhiều thành công chấn động mạng xã hội thế giới. Thay vì tự hào ủng hộ, đã có không ít người lên tiếng chê bai sự thành công của chú chim này và người sáng tạo ra nó. Cái chết của Flappy Bird được nhiều người đổ lỗi cho “game thủ thượng đẳng” thích dìm hàng game Việt.

Cái chết của Flappy Bird là ví dụ kinh điển cho thói GATO của cộng đồng mạng Việt Nam
Cái chết của Flappy Bird là ví dụ kinh điển cho thói GATO của cộng đồng mạng Việt Nam

Điều đáng buồn là, dù cho Flappy Bird đã trở thành một trong những hối tiếc lớn nhất của cộng đồng game Việt Nam, thì những chỉ trích nhắm vào các tựa game Việt gần đây như Võ Lâm Anh Hùng Truyện, Huyết Chiến Thiên Hạ vẫn chưa thực sự thuyên giảm. Vẫn còn khá nhiều “game thủ thượng đẳng” cho rằng game Việt mà sử dụng bối cảnh Tam Quốc, kiếm hiệp thì “trash”, phải thuần Việt thì mới đáng chơi.

Huyết Chiến Thiên Hạ là tựa game hiếm hoi hiện nay do người Việt sản xuất đưa danh tướng Việt như Thánh Gióng, Thạch Sanh, An Dương Vương… vào bối cảnh Tam Quốc
Huyết Chiến Thiên Hạ là tựa game hiếm hoi hiện nay do người Việt sản xuất đưa danh tướng Việt như Thánh Gióng, Thạch Sanh, An Dương Vương… vào bối cảnh Tam Quốc

Họ chẳng cần quan tâm để làm được game thuần Việt tốn kém như thế nào, và có bao nhiêu sản phẩm phải “chết đứng” vì cái mác đó mà vẫn chẳng có ai quan tâm. Họ tự hào vì những tựa game “thượng đẳng” chẳng phải mình làm ra, miệt thị game Việt và so sánh, đòi hỏi này nọ dù biết thừa trình độ giữa nền công nghiệp game Việt Nam vẫn còn kém xa so với Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…

“Game thủ thượng đẳng” tự cô lập bản thân vì ảo tưởng sức mạnh?

Chắc nhiều game thủ đã từng đọc và biết đến nhân vật AQ trong tác phẩm AQ chính truyện của nhà văn Lỗ Tấn. Đây có thể là hình tượng mô tả khá chính xác bộ phận “game thủ thượng đẳng” hiện nay khi luôn ảo tưởng mình là người hiểu biết, thích thể hiện nhưng lại chạy trốn trước thực tại, tự tạo nên cảm giác hài lòng về bản thân bằng cách chê bai người khác.

“Game thủ thượng đẳng” ngày càng bị cô lập hơn vì cách chơi và thói quen miệt thị người khác
“Game thủ thượng đẳng” ngày càng bị cô lập hơn vì cách chơi và thói quen miệt thị người khác

Thực chất đây là một dạng tính cách khá phổ biến của bất cứ con người nào, trong bất cứ lĩnh vực nào chứ không chỉ game. Họ có xu hướng thể hiện bản thân, nói cho “sướng mồm” và chẳng quan tâm đến hậu quả. Chính tính cách đó khiến họ ngày càng bị thế giới cô lập, biến họ thành những “chú ếch ngồi đáy giếng” mà bản thân họ chẳng hề hay biết.

Tạm kết

“Game thủ thượng đẳng” chắc chắn sẽ còn được nhắc đến nhiều trong một thời gian nữa, tuy nhiên họ khó có thể phát triển thêm được khi mãi thu mình lại với cộng đồng game thủ tiến bộ thế giới. Thói quen chê bai và miệt thị trò chơi người khác có lẽ cần phải thay đổi nhưng không thể một sớm một chiều. Tuy vậy, chúng ta vẫn có quyền tin vào một tương lai tươi sáng hơn.