Vẫn được phát triển dựa trên hai tiêu chí tối ưu hiệu suất và trải nghiệm người dùng, NoxPlayer 6 tiếp tục đứng đầu danh sách những phần mềm giả lập dành cho dân cày game mobile và fan của thể loại MOBA trên di động
Giả lập ăn bao nhiêu ram? Có mượt hay không ? có lẽ là hai câu hỏi mà nhiều người dùng quan tâm nhất khi quyết định chọn một phần mềm giả lập để chiến game. Không quá khó hiểu khi các phần mềm giả lập hiện nay dần tỏ ra quyết liệt hơn trong cuộc chiến tối ưu hiệu suất hoạt động trên máy tính.
Và bản cập nhật mới nhất – NoxPlayer 6 tiếp tục là những cải thiện hiệu suất chạy Android trên Windows bên cạnh đó cũng không thể thiếu các tính năng dành riêng cho game mobile.
Chi tiết cập nhật của NoxPlayer 6:
- Phiên bản mới có những cải thiện vượt trội như : Giảm chiếm dụng tài nguyên, tốc độ mạng nhanh hơn, chơi game mượt mà hơn, đồ họa sắc nét.
- Thêm bộ mô phỏng Androi 5.1 (Tích hợp công nghệ dựa trên nền Android 5.1 Lollipop ). Tính năng này có thể mở qua Multi-drive.
- Chức năng đa nhiệm được cải thiện khi có thể mở nhiều cửa sổ hơn và sắp xếp được các cửa sổ theo ý muốn.
Để cho bạn đọc có cái nhìn trực quan hơn về câu hỏi NoxPlayer có thực sự tối ưu về hiệu suất hoạt động, KenhTinGame sẽ so sánh phần mềm giả lập này với một cái tên khác: BlueStack. Đầu tiên đó là yếu tố chiếm dụng tài nguyên.
Ăn RAM, hút CPU hoặc GPU là hai yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến việc trải nghiệm game mobile trên giả lập. Ắt hẳn rất ít game thủ chỉ bật độc một mình phần mềm giả lập để chơi game trên windows mà ngoài ra còn thực hiện song song nhiều tác vụ khác như lướt web, phần mềm làm việc. Thế nên nếu như một phần mềm giả lập chiếm dụng quá nhiều tài nguyên máy tính sẽ gây ra sự khó chịu không hề nhẹ khi bạn vừa muốn nhân vật lên cấp đều mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc.
So sánh NoxPlayer với BlueStack khi chỉ bật lên, không thực hiện bất kì tác vụ nào thì giữa hai phần mềm đã có sự chênh lệch rất lớn. Khi BlueStack 3 thường xuyên có sự biến động chỉ số ăn CPU thì NoxPlayer 6 lại tỏ ra khá ổn định. Tuy đối với BlueStack, việc ăn CPU là khá ít chỉ giao động 0.3% – dưới 1% thì NoxPlayer gần như không hề chạy ngầm, giữ vững trạng thái idle ổn định ở mức 0 – 0.2% và gần như là 0% trong toàn bộ thời gian.
Nhìn sang chỉ số Memory – RAM, người dùng sẽ nhận ra ngay sự khác biệt về độ ăn RAM. Trong khi BlueStack tỏ ra khá nặng nề khi phải gánh tới 4 tác vụ con lên đến ~429MB thì NoxPlayer 6 chỉ hiển thị 1 tác vụ ~ 174MB. Và tại nhiều thời điểm thì NoxPlayer đều tỏ ra chiến thắng trong cuộc chiến giảm chiếm dụng tài nguyên trên cả hai chỉ số CPU và RAM.
Cả hai phần mềm giả lập trong thử nghiệm ngắn đều được điều chỉnh về độ phân giải giống nhau 1280 x 720 , sử dụng 2 cores CPU và hạn chế RAM ở mức 1600MB. Cả NoxPlayer và BlueStack đều được thiết lập tiêu chuẩn kỹ thuật đồ họa OpenGL.
Tiếp đó là so sánh hai phần mềm giả lập này khi cùng chạy Liên Quân Mobile. Vẫn giữ nguyên các thiết lập giống nhau, chỉ số chiếm dụng tài nguyên của NoxPlayer tiếp tục nhỉnh hơn BlueStack khá nhiều.
Nếu như BlueStack khá vất vả với ~14.5% CPU cùng 464MB RAM thì NoxPlayer lại khá nhẹ nhàng chỉ với ~7.1% CPU và 242 MB RAM. Khi bắt đầu thực hiện các tác vụ game, cả hai phần mềm giả lập đều đã bắt đầu sử dụng GPU. Có thể thấy BlueStack luôn luôn trong tinh thần sẵn sàng ăn GPU còn đối với NoxPlayer thì khi không hoạt động, phần mềm này không hề hiển thị thông số sử dụng GPU để hoạt động.
Tại nhiều thời điểm, NoxPlayer vẫn giữ vững trạng thái ổn định và sử dụng rất ít tài nguyên máy tính. Có thể trên các máy cấu hình khủng, game thủ sẽ không quá chắt chiu với những chỉ số chỉ cách nhau vài phần trăm. Thế nhưng đối với cấu hình mà đa số gamer Việt đang sử dụng thì việc tối ưu tài nguyên gần một nửa của NoxPlayer 6 so với Blue Stack 3 hiển nhiên là câu trả lời cho câu hỏi nên sử dụng phần mềm giả lập nào.
Bên cạnh đó, đối với những “dân cày” game mobile mở tới 5 cửa sổ giả lập trở lên thì NoxPlayer chắc chắn là phần mềm hợp lý để cày cuốc hơn là BlueStack.