Số phận bị “hắt hủi” của người đồ đệ thứ 4 theo Đường Tăng thỉnh kinh

Sau khi thỉnh kinh, trong khi cả 3 sư huynh đều có pháp danh, phật hiệu thì chỉ riêng người đồ đệ này tới cuối cùng lại… chẳng có gì.

Một chi tiết khá ẩn ý rằng dù là nhân vật thứ 3 xuất hiện (sau Tôn Ngộ Không) nhưng Bạch Long Mã lại không được coi là nhị sư huynh. Vị trí này lại được nhường lại cho Trư Bát Giới, rồi sau đó mới đến Sa Ngộ Tĩnh. Có thể thấy, trong cả 4 đồ đệ, nếu không tính tới Ngộ Không thì chính Bạch Long Mã cũng là người ra sức rất nhiều để đưa Đường Tăng tới Tây Trúc thỉnh kinh. Hắn không hề đòi "chia hành lý" như Bát Giới mà còn lặng thầm hơn cả Ngộ Tĩnh, chỉ hiện thân khi thực sự cần kíp nhất.

Số phận bị “hắt hủi” của người đồ đệ thứ 4 theo Đường Tăng thỉnh kinh - Ảnh 1.

Bạch Long giao đấu với Ngộ Không

Vốn dĩ, Bạch Long Mã là Tam Thái Tử của Tây Hải Long Vương, phạm trọng tội nên bị treo lên cửa Trời chờ chết. May nhờ có Bồ Tát đi qua xin Thượng Đế cho hóa thành thân ngựa để giúp Đường Tăng thỉnh kinh mà chuộc tội. Mặc dù không thần thông biến hóa nổi như Tôn Ngộ Không nhưng Bạch Long Mã cũng có tài cán nhất định và đôi khi còn được đánh giá cao hơn hẳn so với 2 vị huynh đệ còn lại.

Số phận bị “hắt hủi” của người đồ đệ thứ 4 theo Đường Tăng thỉnh kinh - Ảnh 2.

Đáng lẽ, phải là "năm thầy trò Đường Tăng" mới là đúng!

Đến Đường Tăng cũng quên mất rằng mình có người đồ đệ này?

Khán giả quên thì đã đành nhưng có vẻ như chính Đường Tăng cũng không nhớ ra thân phận của Bạch Long Mã, nguyên nhân là do đâu? Ở hồi 15 của Tây Du Ký, khi Bạch Long "xơi" mất con ngựa của Đường Tăng, Tôn Ngộ Không đã lao lên và tỉ thí với nó vài hiệp. Không đọ nổi sức với Đại Thánh, Bạch Long trốn sâu dưới lạch, mãi đến khi Bồ Tát hiện thân sự tình mới được lý giải.

Số phận bị “hắt hủi” của người đồ đệ thứ 4 theo Đường Tăng thỉnh kinh - Ảnh 3.

Bạch Long vốn là con rồng dữ, bị Thiên Đình phán tội chết, may nhờ có Bồ Tát cứu giúp

Đến khi Tôn Hành Giả dắt ngựa về cho Đường Tăng, gã lại thưa rằng: "Nhờ ông Yết Ðế mời phật Quan Âm, bắt rồng bạch lấy châu, hóa ngựa kim thế mạng, bữa trước rượt thầy chạy chết, bây giờ làm bộ hiền lành, nếu sau sanh chứng điều chi, thầy nói cho tôi đánh nó. Tam Tạng nghe nói, lượm đất làm hương, để trên bàn thạch, lạy về Nam Hải tạ ơn".

Số phận bị “hắt hủi” của người đồ đệ thứ 4 theo Đường Tăng thỉnh kinh - Ảnh 4.

Lời giải thích của Ngộ Không khiến sư phụ Đường Tăng không biết được chân tướng của Bạch Long Mã

Hiển nhiên, sư phụ không hề biết tới câu chuyện mà Bạch Long Mã trước đó gặp phải. Ông chỉ biết đây là con rồng đã ăn thịt ngựa cũ của mình, nay bị Bồ Tát thu phục và hóa thành ngựa cho ông cưỡi đi. Thành ra, dù cho đã đặt pháp hiệu cho cả 3 đồ đệ nhưng chính Đường Tăng lại "quên" mất rằng mình còn có đồ đệ thứ 4.

Chỉ xuất hiện được ở nửa đầu câu chuyện và sau đó "chìm nghỉm"

Về sau, tác giả Ngô Thừa Ân cũng không đề cập nhiều đến Bạch Long Mã nữa, Quan Âm Bồ Tát cũng chẳng đoái hoài đến việc đặt pháp danh cho nhân vật này. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu so với 3 vị đồ đệ khác, Bạch Long Mã có thời gian chịu phạt vẫn khá ngắn. Việc chấp thuận trở thành 1 thành viên trên con đường đi Tây Trúc thỉnh kinh, nói một cách chính xác, là giải pháp duy nhất để Bạch Long thoát tội chết.

Số phận bị “hắt hủi” của người đồ đệ thứ 4 theo Đường Tăng thỉnh kinh - Ảnh 5.

Nếu xét về phương diện chiến đấu, Bạch Long cũng không kém cạnh so với Bát Giới hay Ngộ Tĩnh

Người ta cứ thường nói "4 thầy trò Đường Tăng" mà quên mất đi sự hiện diện của Bạch Long Mã - người đồ đệ thứ 5. Đáng tiếc là trong các kiếp nạn sau này, Bạch Long không được tái xuất và thể hiện năng lực thêm nữa, phần nào đã khiến độc giả dần quên đi sự góp mặt của nhân vật cũng cực kỳ đặc biệt. Nếu như Bồ Tát ra tay, cho Bạch Long được biến thành người để hành động, với tài trí của mình, có lẽ những cảnh mà Đường Tăng bị bắt, Ngộ Không "ăn hành" rồi Bát Giới đòi bỏ về cưới vợ cũng sẽ ít hơn nhiều…

Số phận bị “hắt hủi” của người đồ đệ thứ 4 theo Đường Tăng thỉnh kinh - Ảnh 6.

Mặc dù vậy, thật đáng tiếc là nhân vật này không có nhiều đất diễn

Màn "comeback" hoành tráng nhất

Sau Tây Du Ký, có không ít khán giả cảm thấy bất bình cho số phận Bạch Long, dù chỉ là "ngựa" nhưng cũng phải được nâng niu thật tốt. Một số ý kiến còn cho rằng, nếu có phim riêng hoặc các câu chuyện bên lề về Bạch Long thì cái kết mới trở nên thật sự trọn vẹn.

Không khó để tìm thấy những màn "comeback" đầy bất ngờ của Bạch Long trong truyện tranh hay game online. Ở những sản phẩm này, đây thường là nhân vật được tôn vinh nhiều hơn, có những tình tiết khai thác sâu vào tính cách cũng như sức mạnh của bản thân.

Số phận bị “hắt hủi” của người đồ đệ thứ 4 theo Đường Tăng thỉnh kinh - Ảnh 7.

Bạch Long trong Tây Du Ký ngoại truyện

Trong Tây Du Ký ngoại truyện, Bạch Long trở thành một mỹ nhân với vẻ ngoài hết sức quyến rũ. Nàng có vô số lần phô diễn sức mạnh mà đến cả chư thần còn khiếp hãi. Mặc dù sửa đổi nguyên tác, biến Bạch Long thành nữ giới là điều không được khuyến khích song đôi khi, chính những góc nhìn khác biệt như thế này lại khiến độc giả càng thêm yêu mến nhân vật

Hoặc ở Thần Ma Mobile, Bạch Long cũng là vị tướng rất mạnh, nếu xét về kỹ năng hay chỉ số thì có vẻ còn nhỉnh hơn người sư huynh Tề Thiên Đại Thánh. Rất nhiều game thủ khi được nhìn thấy pha tung skill mãn nhãn từ Bạch Long đã đặt ngay mục tiêu là phải chiêu mộ bằng được cho đội hình của mình.

Số phận bị “hắt hủi” của người đồ đệ thứ 4 theo Đường Tăng thỉnh kinh - Ảnh 8.

...và Bạch Long trong Thần Ma Mobile sắp ra mắt, cả 2 đều rất được yêu thích

Có thể thấy, dù bị "hắt hủi" trong Tây Du Ký nhưng về sau này, vai trò của Bạch Long lại càng được người đời trân trọng. Những nhân vật tưởng chừng chỉ xuất hiện trong thoáng chốc của bộ tiểu thuyết này chưa bao giờ khiến chúng ta ngừng bất ngờ. Dù chỉ là một tên tiểu tốt vô danh nhưng với ngòi bút khéo léo, tác giả Ngô Thừa Ân đã để lại nhiều câu hỏi khiến độc giả phải suy ngẫm mãi.

Nguồn: Tổng hợp