Trong thời gian chờ đợi lần Alpha Test tiếp theo, trong cộng đồng Hoàng Đao Kim Giáp đang bàn luận rất sôi nổi về xếp hạng sức mạnh của những chiến tướng uy dũng thời Tam Quốc. Dạo qua một số ý kiến nhất định, dễ thấy, người Việt nói riêng và cả toàn Châu Á nói chung vẫn bị ảnh hưởng khá nhiều từ ngòi bút của La Quán Trung. Bằng chứng là cả Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục đều góp mặt trong danh sách này, trong khi hai nước Ngô và Ngụy lại chỉ có rất ít những cái tên nổi bật. Hãy cùng xem liệu bảng xếp hạng này có đúng với những gì bạn đã dự đoán không nhé.
10. Tôn Sách (Nước Ngô)
Vào năm ông 16 tuổi, cha ông là Tôn Kiên đã qua đời sau một trận đánh với Lưu Biểu. Bị đuổi cùng giết tận, Tôn Sách cùng em là Tôn Quyền, lúc đó mới 10 tuổi, và các bộ tướng cũ của cha đầu hàng Viên Thuật, người đã sai Lưu Biểu giết cha mình để tiến về vùng Giang Nam nhằm xây dựng cơ sở quyền lực của mình tại đây. Với tài binh lược xuất thần, Tôn Sách đã có thể thiết lập nền tảng cho sự ra đời sau này của nhà nước Đông Ngô. Sau khi Tôn Quyền lên ngôi, đã truy phong cho anh trai mình làm Trường Sa Hoàn Vương.
9. Điển Vi (Nước Ngụy)
Nhắc đến Điển Vi là nhiều người sẽ nhớ ngay tới điển tích kinh điển, một mình một ngựa xông vào thành địch để cứu chủ. Lần đó, do Tào Tháo mắc bẫy Lữ Bố, may nhờ có Điển Vi đột phá vòng vây giải cứu không thì quả là đại họa. Đáng tiếc là ông lại mất khá sớm nên không được góp mặt vào “Ngũ Lương Tướng” của nhà Ngụy, chứ xét về sức mạnh thì nhiều ý kiến cho rằng, Điển Vi cũng chẳng thua kém Hứa Chử hoặc Trương Liêu là mấy.
8. Hứa Chử (Nước Ngụy)
Từng đánh nhau ngang cơ với Điển Vi, Hứa Chử từ một nhân vật vô danh rồi sau này lại trở thành một trong những hộ vệ dũng mãnh nhất của Tào Tháo. Vị tướng này từng có lần quyết chiến “sống mái” với Mã Siêu nhà Thục. Hai người đánh nhau tới cả trăm hiệp mà vẫn không phân thắng bại, phải đến khi quân của hai nước lao lên mới lôi được họ ra. Cũng từ trận đánh này, Hứa Chử còn được biết đến với cái tên “Hổ Hầu”.
7. Hoàng Trung (Nước Thục)
Nếu có ai coi thường các lão tướng trên chiến trận thì chắc chắn sẽ khóc hận khi gặp Hoàng Trung. Tuy đã lớn tuổi nhưng vị tướng này vẫn có thể giương được cây cung 2 tạ, bắn bách phát bách trúng. Thậm chí, khi so đao với Quan Vũ, Hoàng Trung cũng không hề tỏ ra kém cạnh và chỉ bị ngã ngựa khi Quan Vũ dùng mưu. Sau này, ông đã góp công lớn trong chiến dịch đánh Tào Tháo chiếm Hán Trung, thống nhất hai đất Xuyên - Thục…
6. Mã Siêu (Nước Thục)
Là người từng khiến Tào Tháo phải cắt râu bỏ chạy, Mã Siêu là một vị tướng cực kỳ thiện chiến. Trước khi về với Lưu Bị, ông từng có thời đầu quân cho Lưu Chương. Nhờ đó mới có trận đánh “giao hữu” giữa Mã Siêu và Trương Phi mà người ta vẫn nhắc tới tận bây giờ. Cả hai người họ đánh từ sáng đến tối vẫn còn hăng, quân sĩ phải đốt đuốc cho sáng để còn đánh tiếp. Sau này, nhờ kế của Khổng Minh, Mã Siêu mới dứt ra khỏi thế lực của Lưu Chương để về với Lưu Bị.
5. Trương Phi (Nước Thục)
Ngay từ những ngày đầu khởi binh, Trương Phi cùng Lưu Bị và Quan Vũ đã đánh thắng giặc khăn vàng. Quan Vũ từng bảo Trương Phi là người một mình đâm vào giữa quân địch, lấy đầu tướng dễ như lấy vật gì trong túi. Có lần bị Tào Tháo truy đuổi, Lưu Bị chống không nổi phải bỏ chạy tan tác, Trương Phi đã hiên ngang đứng trên cầu Trường Bản, miệng quát tháo, tay cầm xà mâu, mắt trợn ngược. Tiếng thét như sấm của ông khiến Hạ Hầu Kiệt sợ vỡ mật mà chết…
4. Trương Liêu (Nhà Ngụy)
Được coi là vị tướng văn võ song toàn nhất của Tào Tháo, Trương Liêu từng lập ra bao công trạng hiển hách. Trong số đó, ông góp công không nhỏ trong chiến dịch đánh Viên Thuật, Viên Thiệu, bình định Trung Nguyên. Ở trận Quan Độ nổi tiếng, Trương Liêu cũng là người dẫn đầu đi đốt kho lương rồi sau đó còn truy sát tàn dư Viên Thiệu. Tiếp đó, ở Hợp Phì, Trương Liêu cũng từng cầm 800 quân cảm tử đánh cho 10 vạn quân của Tôn Quyền phải tháo chạy. Sau trận đánh này, người Giang Đông ai cũng khiếp, trẻ con nghe thấy tên Trương Liêu là khóc thét.
3. Triệu Vân (Nước Thục)
Công trạng của Triệu Vân thì có nhiều, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến việc một mình phá vòng vây quân Tào, giải cứu chúa công A Đẩu. Vợ con Lưu Bị là Cam phu nhân và A Đẩu bị lạc trong chiến loạn, Triệu Vân một mình phi ngựa vào quân Tào, buộc A Đẩu vào bụng, phá vòng vây mà thoát ra. Tào Tháo ở trên núi nhìn xuống, thấy Triệu Vân đi tới đâu thì quân lính ngả ra tới đấy, đem bụng kính phục hạ lệnh không ai được bắn lén mà phải bắt sống Triệu Vân, nhờ thế Triệu Vân đã thoát, cứu được ấu chúa cho Lưu Bị.
2. Quan Vũ (Nước Thục)
“Hàng Hán chứ không hàng Tào” là câu nói để đời của Quan Vũ. Mặc cho thân ở trong địch nhưng tâm vẫn hướng về với Lưu Bị. Để trả ơn Tào Tháo tha chết, Quan Vũ một mình phi vào đại quân Viên Thiệu, chém chết cả Nhan Lương, Văn Xú. Sau này, khi có được tin Lưu Bị ở Hà Bắc, Quan Vũ quyết rời Tào mà đi. Câu chuyện “qua 5 ải, chém 6 tướng” của ông cũng từ đây mà vang danh đến muôn đời sau.
1. Lữ Bố (Đông Hán)
Về vị tướng này, chắc chẳng phải miêu tả gì nhiều nữa. Rất nhiều sử sách cho thấy sức mạnh của Lữ Bố xứng đáng với vị trí mạnh nhất thời Tam Quốc. Trận đánh “Tam Anh chiến Lữ Bố” chỉ là một trong các chiến tích nổi tiếng của ông. Thậm chí, ngay cả Tào Tháo cũng nhiều lần suýt chết vì bị tập kích bởi quân Lữ Bố. Trên chiến trường thời ấy, hình ảnh vị tướng cầm Phương Thiên Họa Kích, cưỡi Xích Thố tả xung hữu đột giữa vòng vây quân thù, muôn người không địch nổi đã in sâu vào tâm trí của nhiều binh lính.
*Ảnh trong bài được lấy từ tựa game thẻ tướng Tam Quốc đầu tiên do người Việt phát triển mang tên Hoàng Đao Kim Giáp. Để biết thêm chi tiết, bạn đọc có thể tham khảo tại ĐÂY.