Tào Tháo thất bại Bích Xích
Năm Kiến An thứ 13 (208) Tào Tháo dẫn đại quân muốn vượt Trường Giang tiến đánh Giang Đông, thống nhất thiên hạ. Cứ nghĩ tướng tài, quân giỏi, thế lực như bổ núi lấp sông, nhưng tiếc thay, hành sự tại nhân, thành sự tại thiên. Trời lại không hợp lòng người khi Giang Đông được Gia Cát Lượng bày mưu giúp sức. Liên quân Lưu Tôn mượn được gió Đông phút chốc đốt sạch đại quân Tào Tháo, khiến Tào Tháo đại bại rút về phương Bắc.
Có thể nói đây là một trong những trận chiến lấy ít thắng nhiều tiêu biểu trong lịch sử, cũng là trận chiến nổi tiếng nhất thời Tam Quốc. Thất bại Bích Xích, thế lực của Tào Tháo tổn thất nặng nề nhưng su khiTào Tháo trở về phương Bắc đã ổn định nội bộ trong một thời gian ngắn, xây dựng nước Ngụy hùng cường. Còn Tôn Lưu hai nhà cũng nhân cơ hội khuếch trương thế lực.
Lưu Bị mượn Kinh Châu của Tôn Quyền để mưu lược chiếm Ích Châu. Tôn Quyền thì liên tiếp dẫn quân tiến đánh Hợp Phì bị thất bại, hao binh tổn tướng. Tào Tháo sau 5 năm nghỉ dưỡng, bình định Quan Trung sau đó lại Nam tiến công đánh Tôn Quyền tạo thành thế chân vạc thời Tam Quốc.
Thất bại Bích Xích không chỉ là điều tiếc nuối cho Tào Tháo mà còn cho cả hậu thế sau này. Nếu Tào Tháo có thể vượt Trường Giang, đánh Tôn Quyền thống nhất thiên hạ thì trăm dân muôn họ đã không phải chịu cảnh binh đao khói lửa của việc Tam Quốc tranh hùng bao năm liên tiếp. Nhưng đây cũng bởi số Trời, nếu như không có cuộc Tam Quốc tranh hùng, chúng ta cũng đâu có thể thấy được một Quan Công cả đời vì nghĩa, một Triệu Tử Long quả cảm phi thường, một Khổng Minh dụng binh như Thần, một Tư Mã Ý nhẫn nhịn hơn người.
Cái chết của Chu Du
Chu Du tuổi trẻ tài cao, nổi tiếng về tài năng âm nhạc ở Giang Đông. Chu Du được miêu tả: "Khôi ngô hùng vĩ, dung mạo tuyệt đẹp, là Chu Lang ở đất Giang Đông. Lang là chỉ người đàn ông anh tuấn, kêu bằng Lang là để tán dương vẻ đẹp của người được gọi. Giang Đông có hai người được gọi là Lang: Chu Du và Tôn Sách".
Làm nên đại thắng Xích Bích, Chu Du vang danh thiên hạ. Sau trận Xích Bích, cục diện Tam Quốc hoàn toàn phân định, là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử, dẫn đến việc Chu Du cũng trở thành một tướng quân trứ danh trong lịch sử. Tuy nhiên, chiến thắng trận Xích Bích chỉ sau 2 năm thì ông qua đời khi mới 36 tuổi.
Có thể nói, cái chết của Chu Du đó là một tổn thất nặng nề nhất của Giang Đông, mất đi Chu Du cũng có nghĩa là Giang Đông mất đi sức mạnh trí tuệ của mình. Nếu như Chu Du không phải "anh tài yểu mệnh" ắt hẳn Tam Quốc tranh hùng sẽ còn nhiều thú vị.
Lữ Bố vong thân lầu Bạch Môn
Tào Tháo dẫn đại quân thân chinh Từ Châu, Lữ Bố bại binh, lui về cố thủ trong thành Hạ Bì. Sau hai tháng vẫn chưa phá được Hạ Bì, một hôm Lữ Bố đang ngủ bị thuộc hạ lừa bắt trói lại, mở thành đầu hàng Táo Tháo. Tào Tháo ở lầu Bạch Môn xử lý Lữ Bố và thuộc hạ, Lưu Bị có mặt, Lữ Bố nhắc lại chuyện xưa, nhờ Lưu Bị mở miệng cứu giúp.
Tạo hình Lữ Bố trong game Nghịch Mệnh Sư
Lữ Bố nguyện ý muốn làm nghĩa tử của Tào Tháo. Tào Tháo hỏi Lưu Bị ý kiến thế nào? Lưu Bị nói với Tào Tháo: "Tào công hãy nhìn gương ba người Lã Bố từng nhận làm nghĩa phụ, thứ nhất Đinh Nguyên, thứ hai Đổng Trác, thứ ba Vương Doãn, cả 3 đều bỏ mạng vong thân. Đây chính là người không có chữ tín".
Lữ Bố nghe xong chửi Lưu Bị: "Giặc tai to, vong ân phụ nghĩa, không nhớ chuyện bắn kích Viên Môn hay sao?". Lưu Bị lại nhắc lại chuyện nhường Từ Châu cho Lã Bố, nhưng rồi lại bị Lữ Bố phản lại, nhiều lần đem quân đuổi giết.
Nói xong, Tào Tháo cho thuộc hạ lôi xuống chém đầu. Lữ Bố một đời danh tướng, nhưng sau cùng lại gặp cảnh tang thương. Xem đến đây cũng có người cho rằng Tào Tháo đã trúng kế của Lưu Bị, nếu giữ lại Lữ Bố, ắt hẳn việc thống nhất thiên hạ cũng có phần giúp sức. Tuy nhiên chữ tín như Lữ Bố thì dù có đi đâu trong trời đất này cũng chẳng có chỗ đứng. Nếu một người mà mất đi chữ tín thì chính là mất đi tất cả. Thật lấy làm đáng tiếc, thân là một bậc anh tài, võ nghệ cao cường, muôn người khó địch, khôi ngô tuấn tú nhưng lại là người không có được chính nghĩa.
Quan Vũ thất ý để mất Kinh Châu
Sau trận Xích Bích, bảy quận Kinh Châu bị Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền phân chia. Lưu Bị vào Thục, Quan Vũ trấn thủ chiếm giữ Kinh Châu năm quận, trong đó Nam Quận là Lưu Bị mượn của Đông Ngô.
Sau khi vào Thục, Lưu Bị đem trả hai quận là Trường Sa và Quế Dương cho Tôn Quyền. Sau này Quan Vũ đem quân đi đánh Tào Tháo tại Tương Phàn, Tôn Quyền thấy vậy sai Lữ Mông đem quân đi đánh lén 3 quận (Nam Quận, Vũ Lăng, Linh Lăng) khiến Kinh Châu thất thủ.
Ở đây không thể không nói đến sự kiêu ngạo của Quan Vũ. Kinh Châu là cứ địa vô cùng trọng yếu, hội đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa, đối với hai nước Thục, Ngô đều vô cùng có ý nghĩa. Quan Vũ để mất Kinh Châu, không chỉ là để mất đi bảo địa mà còn dẫn tới mất đi cả tính mạng của mình. Cái chết của Quan Vũ thật là quá đáng tiếc, không gì có thể bù đắp lại cho Lưu Bị và nước Thục.
Trận chiến Nhai Đình
Đây là trận chiến lần đầu Gia Cát Lượng dẫn quân Bắc phạt, cũng có thể nói, đây là trận mang tính quyết định thắng thua toàn cục. Khi Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn, mọi người kiến nghị dùng cựu tướng Ngụy Diên, Ngô Ý nhưng Gia Cát Lượng không nghe. Mã Tốc viết giấy quân lệnh xin lĩnh quân đi giữ Nhai Đình, Gia Cát Lượng đồng ý.
Khi tới nơi, quân Tào ập đến, Mã Tốc cho quân lên núi hạ trại phục kích, tham tướng Vương Bình ngăn cản, khuyên Mã Tốc nên đóng quân nơi hẻm núi chặn đứng quân địch theo mưu Thừa tướng. Tiếc rằng, mấy chục vạn đại quân, khí thế hùng hùng, sức mạnh như chẻ tre nhưng lại bị Mã Tốc cãi ý không nghe.
Vì không nghe theo lời Gia Cát Lượng mà Mã Tắc đánh mất Nhai Đình một cách dễ dàng
Cuối cùng Mã Tốc bị quân của Tào Tháo do Trương Hợp chỉ huy bao vây núi, cắt đứt nguồn nước. Vương Bình phải liều chết lĩnh đội quân của mình tiến lên, Trương Hợp sợ có cứu binh nên không dám đánh tiếp. Tranh thủ lúc này, Mã Tốc đem tàn quân rút về.
Sai lầm quá lớn khiến Gia Cát Lượng không thể tha chết cho Mã Tắc
Mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng mất đi cứ điểm quan trọng của mình khiến cho hơn một nghìn hộ dân phải rút về Hán Trung và ba chục vạn đại quân của Lưu Bị, tiến không được mà lui cũng chẳng xong. Đây cũng chính là điều đáng ôm hận của quân Thục. Sau thất bại Nhai Đình, nguyên khí quân Thục tổn hại nặng nề, kết quả 3 lần tiến quân Bắc phạt sau đó của quân Thục đều bất thành, để lại nuối tiếc khôn cùng cho sự nghiệp cầm quân của Gia Cát Lượng.
Tái hiện những trận đánh kinh điển nhất Tam Quốc trong Nghịch Mệnh Sư
Đối với những game thủ yêu thích Tam Quốc Diễn Nghĩa đồng thời luôn tìm kiếm những tựa game đỉnh cao khai thác chủ đề này thì Nghịch Mệnh Sư sẽ là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Bạn sẽ có cơ hội gặp lại những mãnh tướng Tam Quốc trong một diện mạo mới, mang đến những thử thách mới.
Hiện tại, Chu Du đang là quân bài chủ lực của team đốt với khả năng "đốt đến chết", sở hữu cả 3 kỹ năng chủ động đều có hiệu ứng này. Ở điều kiện tốt nhất, Chu Du có thể thiêu đốt địch tới 12 hiệp liên tiếp, "kích đại" sát thương này lên tới ~200%.
Mọi kỹ năng của Chu Du đều có khả năng thiêu đốt cực mạnh
Bên cạnh đó, Tào Tháo cũng đang xây dựng được một đế chế cho riêng mình với khả năng "ném một rổ hiệu ứng vào mồm địch". 98 tầng độc, 13 tầng giảm công và rất nhiều loại hiệu ứng bất lợi khác khiến cho các game thủ Nghịch Mệnh Sư đau đầu tìm cách khắc chế, vật vã mỗi lần đối đầu.. Điểm khó chịu của Tào Tháo là cứ khi "nhả độc" vào 1 mục tiêu đã trúng độc trước đó, gã lại có xác suất tăng thanh hành động, ra chiêu sớm tiếp và lại tiếp tục... tung hiệu ứng lên người mục tiêu.
Ở phụ bản tháp Lăng Yên Các, Tào Tháo trấn giữ ải 30 và tạo nên cơn ác mộng với tất cả các game thủ.
Không những vậy, với bể tướng rộng trải dài cả lịch sử Trung Hoa, Nghịch Mệnh Sư vừa có thể tái hiện những trận đấu Tam Quốc trong quá khứ, vừa tạo nên những cơ hội có 1-0-2 để người chơi tự mình cân đo đong đếm sức mạnh của các vị tướng không sống chung thời đại. Lữ Bố, Chu Du, Tào Tháo cùng biết bao binh hùng tướng mạnh, không chỉ là những trận chiến đã kết thúc mà còn là những lần chiến trận dở dang, những cuộc chạm trán mà người đời mong mỏi nhưng chưa kịp thành hiện thực... tất cả sẽ có trong Nghịch Mệnh Sư - game chiến thuật thẻ tướng TOP Trending trên Store hiện nay.
Fanpage: https://www.facebook.com/nghichmenhsu.vn
Tải game: https://nghichmenhsu.onelink.me/rfwK/gamek