Từng là thanh xuân rực lửa của thế hệ game thủ "già trâu", 4 thứ này giờ chỉ còn là những "bóng ma hồi ức" trong làng game Việt

Cùng với dòng phát triển ngày một nhanh và dồn dập của làng game, có những giá trị hầu như chỉ còn là những bóng ma hồi ức.

15 năm không phải là một thời gian quá dài so với 1 đời người nhưng nó lại bằng đúng cái thanh xuân – giai đoạn đẹp nhất, sung sức nhất, nhiều ký ức nhất. Nếu đã chơi game được hơn chục năm thì chúc mừng, bạn chính là "người của hai thế hệ", chứng kiến từng bước thay đổi của làng game từ những ngày đầu chập chững, thô sơ, đơn giản nhưng cũng là những nốt nhạc quan trọng nhất trong khúc hát hoàng kim.

Từng là thanh xuân rực lửa của thế hệ game thủ già trâu, 4 thứ này giờ chỉ còn là những bóng ma hồi ức trong làng game Việt - Ảnh 1.

Tiếc rằng cuộc vui nào rồi cũng có lúc phải tàn, thuận theo dòng chảy của làng game cũng như sự thay đổi thói quen và thị hiếu chóng mặt đến từ cộng đồng, có rất nhiều thứ hầu như chỉ còn là những "bóng ma hồi ức".

"Anh ơi máy này chưa được cập nhật Au"

Hồi đó Audition update nhiều như gà đẻ trứng, lại đúng cái thời mà thế hệ game thủ già 7x, 8x lần đầu tiếp cận với internet, việc update hay fix lỗi hầu như là... chịu chết. Ấy là khi cái khung cảnh "dàn máy đang bận update" cùng một anh chàng nhân viên lạ hoắc đi từng máy và cập nhật bằng tay, trong khi "các cháu" thì sốt ruột chờ đợi trở nên quen thuộc và in hằn sâu vào ký ức mỗi người.

Từng là thanh xuân rực lửa của thế hệ game thủ già trâu, 4 thứ này giờ chỉ còn là những bóng ma hồi ức trong làng game Việt - Ảnh 2.

"Chị ơi máy này chưa cập nhật", "Anh ơi sao em vào Kiếm Thế không được!!!!"

Giờ thì game thủ có thể tự tìm game, cập nhật game, tìm lỗi, tìm cách fix lỗi "nhoay nhoáy", đồng thời các quán net đã có thể auto update game ở tất cả mọi thể loại để đáp ứng yêu cầu "cần được chơi ngay" của khách hàng. Dù mọi thứ bây giờ đã dễ dàng hơn, chủ động hơn nhưng đối với các game thủ đời đầu thì càng những điều đã qua lại càng là kỷ niệm quý giá, "hãy ngồi xuống đây, ta sẽ kể cho con nghe về một huyền thoại".

"Văn hóa" chơi game 2 người trên một màn hình

Lại nhớ ngày ấy, cứ một máy chơi PS1 hay về sau là PS2 là thể nào đằng sau cũng có nguyên một dàn "chiến hữu" cũng đang căng thẳng và hồi hộp không kém với từng màn chơi. Ấy thế rồi thay vì solo, người ta chấp nhận chia đôi màn hình, nhân vật trở nên bé tẹo để chơi cùng nhau, gom góp từng ngàn một để được chơi thêm 1 giờ, rồi lại 1 giờ nữa. "Máy có thể thiếu, nhưng niềm vui thì lúc nào cũng thừa".

Từng là thanh xuân rực lửa của thế hệ game thủ già trâu, 4 thứ này giờ chỉ còn là những bóng ma hồi ức trong làng game Việt - Ảnh 3.

Văn hóa này giờ có còn không? Còn chứ, thế nhưng đã mai một đi, lay lắt đi nhiều rồi. Âu cũng là tất lẽ dĩ ngẫu mà thôi.

Thế hệ hoàng kim "game không lực chiến, không cấp Vip"

Thế hệ game thủ 10x thể nào cũng trố mắt ngạc nhiên: "Game online mà không có lực chiến, không cấp Vip á? Thế thì chơi kiểu gì?". Vâng, không những chơi được, chơi mạnh mà những con game không có 2 điều trên còn đặt những viên gạch nền móng đầu tiên để đưa làng game Việt phát triển như bây giờ. Không có cấp Vip nên ai ai cũng bình đẳng quyền lợi, không có lực chiến nên người ta phân thắng bại bằng kỹ năng, không ngoa khi nói rằng thế giới ảo ngày ấy là "thật" nhất.

Từng là thanh xuân rực lửa của thế hệ game thủ già trâu, 4 thứ này giờ chỉ còn là những bóng ma hồi ức trong làng game Việt - Ảnh 4.

Nào đâu có chiến lực, nào đâu có cấp Vip, mọi thứ đến từ tiềm lực, kỹ năng, bí kíp và đầu óc tính toán của người chơi mà ra

Sau này, lực chiến và cấp Vip sinh ra để thỏa mãn cái nhu cầu cần oai, cần khệnh của game thủ Việt nhưng cần phải thừa nhận rằng chính vì thế mà tất cả những tựa game về sau đều giống nhau theo một khuôn duy nhất: Chiến lực là thứ quan trọng nhất, những thứ khác có hay không, không quan trọng. Game thủ dần hình thành thói quen "lười nghĩ", hấp tấp nâng cấp trang bị, khảm ngọc, nâng thú, đập đồ, cộng chỉ số vì đơn giản, nhờ vậy mà chiến lực sẽ tăng. Tuy nhiên chiến lực tăng đâu có nghĩa là mạnh? Chưa kể "nhờ" vậy mà sự phong phú trong lối build đồ, build nhân vật, thiên hướng PK cũng dần dần biến mất, người ta bắt đầu phân cấp nhau bằng con số cạnh avatar và đánh giá đẳng cấp của nhau bằng cấp Vip trên đầu.

Tất cả các game hiện nay đều "ngại" thay đổi điều này vì bỏ đi hai "công cụ hút máu" đó - ngoài việc doanh thu sụt giảm thì còn đặt ra bài toán về chiều sâu gameplay, rất tốn thời gian và tâm huyết. Đó là lý do vì sao mà trong bối cảnh hiện tại, giữa muôn ngàn con game đẹp, game xuất xứ khủng, game đầu tư tỷ đô thì đơn giản, một con game "phát triển ngược" trở về bản chất thuần túy của game online thời kỳ đầu như Dấu Ấn Rồng Mobile mới là hàng hot. Mới đây, tựa game này đã tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn cấp Vip và lực chiến để mang đến cho game thủ Việt những giá trị nhập vai nguyên thủy và tinh túy nhất.

Từng là thanh xuân rực lửa của thế hệ game thủ già trâu, 4 thứ này giờ chỉ còn là những bóng ma hồi ức trong làng game Việt - Ảnh 5.

Giao diện "không lực chiến, không cấp Vip" huyền thoại đến từ Dấu Ấn Rồng Mobile

Chuyển thể từ bộ manga huyền thoại Dragon Quest – Dấu Ấn Rồng Thiêng, Dấu Ấn Rồng Mobile chứa đựng cả những tâm tình nhắn gửi của đội ngũ Developer Việt với việc hiện thực hóa ước mơ phiêu lưu tiêu diệt ác ma vì chính nghĩa, đồng thời xây dựng nó trên một nền tảng gameplay tuyệt vời nhất. Dai và đồng đội cần trau dồi bản thân, phát triển kỹ năng dựa trên thế mạnh của mỗi người mà vừa hay, Dấu Ấn Rồng Mobile lại cung cấp hàng loạt loại chỉ số chuyên dụng: sức mạnh, touki, sát thương tấn công theo hệ, chí mạng...

Từng là thanh xuân rực lửa của thế hệ game thủ già trâu, 4 thứ này giờ chỉ còn là những bóng ma hồi ức trong làng game Việt - Ảnh 6.

Chỉ số đa dạng, xây dựng nhân vật tùy biến theo cách riêng của mỗi người chơi là cái hay của các game dạng này

Line 98, RoadRash, Trứng Khủng Long và thói quen chơi minigame khi... mất mạng

Ngày xưa, quán net mà các game thủ 7x, 8x, 9x đời đầu chơi đâu có xịn như bây giờ. Quán nào mà có 2 cái quạt trần đã là xịn lắm, có máy thì hỏng nút cách, máy thì hỏng chuột, máy thì... thiếu ghế và đặc biệt, quán net ngày xưa rất hay mất mạng. Tuy quán net cỏ cùi như thế nhưng lúc nào cũng đông nghịt, hàng chờ có khi lên đến cả một chục nên có mất mạng cũng chẳng mấy ai tính tiền đi về hay dám bỏ đi mua đồ ăn như bây giờ, hở ra cái mà mất máy ngay! Thế nên vị cứu tinh lúc này dành cho tất cả 500 anh em chính là các trò chơi offline, minigame mà trong máy có sẵn.

Từng là thanh xuân rực lửa của thế hệ game thủ già trâu, 4 thứ này giờ chỉ còn là những bóng ma hồi ức trong làng game Việt - Ảnh 7.

Trông đơn giản thế này thôi mà chơi cực "bánh cuốn"

Từng là thanh xuân rực lửa của thế hệ game thủ già trâu, 4 thứ này giờ chỉ còn là những bóng ma hồi ức trong làng game Việt - Ảnh 8.

Bạn còn nhớ những nhân vật RoadRash này chứ?

Giờ thì chẳng còn chuyện mất mạng, mà cũng chẳng còn cái cảnh cả quán nét ngồi bắn Half-life hay chơi game PopCap nữa, họ chuyển qua game mobile tiện lợi hơn nhiều rồi. Thậm chí tâm lý game thủ bây giờ cũng không còn hướng về minigame nữa, nhiều người vì hoài niệm mà download lại để chơi nhưng cũng không thể tìm được cảm giác của ngày xưa.

Còn bạn, điều gì của game xưa mà bạn cảm thấy tiếc nuối nhất?