Vì sao Free Fire, từ một sản phẩm doanh thu tỷ đô lại trở thành “Lửa Chùa”, thành trò chơi bị game thủ Việt gán mác thiếu nhi?

Từ một sản phẩm tự hào của game Việt, Free Fire lại trở thành “cái gai” trong mắt game thủ nước nhà.

Cho những ai chưa biết thì Garena Free Fire được phát hành cho Android và iOS vào tháng 12 năm 2017 bởi Garena Studios và được phát triển bởi 111dots Studio (Việt Nam). Game tương tự với các tựa game Battle Royale mobile khác như PUBG Mobile và Clash Royale tuy nhiên lại phù hợp với các smartphone cấu hình thấp. Mỗi trận đấu chỉ bao gồm 50 mươi người chơi và thường kéo dài chỉ 10 phút, nhanh hơn rất nhiều so với PUBG Mobile, điều này khiến Garena Free Fire tiếp cận được với rất nhiều người chơi trên toàn thế giới.

Vì sao Free Fire, từ một sản phẩm doanh thu tỷ đô lại trở thành “Lửa Chùa”, thành trò chơi bị game thủ Việt gán mác thiếu nhi? - Ảnh 1.

Vào thời điểm cuối năm 2019, Free Fire đã đạt được kỷ lục mà nhiều sản phẩm game mobile khác phải thèm thuồng, đó chính là việc đạt doanh thu 1 tỷ USD. Một con số đáng mơ ước mà không nhiều sản phẩm trên thế giới có thể với tới. Từ thời điểm ra mắt, Free Fire đã tạo nên một hiệu ứng đáng kinh ngạc, bất chấp sự thống trị mạnh mẽ của PUBG Mobile.

Tuy nhiên, càng ngày, Free Fire ngày một đánh mất vị thế của mình. Từ niềm tự hào của gaem thủ Việt, Free Fire bị gán cho những biệt danh như "Lửa Miễn Phí", "Lửa Chùa" và rồi trở thành cái gai trong mắt của rất nhiều game thủ Việt. Tại sao lại nên nông nỗi ấy.

Ngay từ lúc ra mắt, Free Fire đã chọn cho mình một hướng đi khác biệt hoàn toàn so với các tựa game sinh tồn, đã, đang và sẽ có mặt trên thị trường vào thời điểm đó. Đa phần các sản phẩm sinh tồn ngày ấy chọn lối chơi cân bằng, theo đúng bản chất của dòng game eSports. Nhân vật, skin súng chỉ đơn thuần chỉ để trang trí, đơn giản là để cho đẹp, hay bị coi là "game thời trang" cũng vậy.

Vì sao Free Fire, từ một sản phẩm doanh thu tỷ đô lại trở thành “Lửa Chùa”, thành trò chơi bị game thủ Việt gán mác thiếu nhi? - Ảnh 2.

Thế nhưng, Free Fire lại khác, nhân vật của tựa game này bộ kỹ năng riêng, khi phối hợp với các nhân vật khác, vật phẩm khác sẽ tạo nên mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, thậm chí vô cùng bá đạo. Skin thì tăng sức mạnh cho súng, chỉ cần thêm một lớp "da" mới, thông số vũ khí lập tức được thay đổi. Tính cân bằng không còn, thay vào đó là "pay to win".

Vì sao Free Fire, từ một sản phẩm doanh thu tỷ đô lại trở thành “Lửa Chùa”, thành trò chơi bị game thủ Việt gán mác thiếu nhi? - Ảnh 3.

Định hướng của Free Fire ngay từ đầu đã vậy, song mấu chốt vấn đề ở chỗ là Garena lại liên tục tung ra các sự kiện mới, skin mới, nhân vật mới để kích nạp trong game thủ. Đa phần trong số đó, những vật phẩm ra sau sẽ có sức mạnh lớn hơn trang bị trước. Từ đó, vòng xoáy kim tiền trong Free Fire cứ thế gia tăng, dần dần đem lại sự bức xúc cho người chơi.

Vì sao Free Fire, từ một sản phẩm doanh thu tỷ đô lại trở thành “Lửa Chùa”, thành trò chơi bị game thủ Việt gán mác thiếu nhi? - Ảnh 4.

Chính vì lẽ đó mà tính cân bằng trong Free Fire đã thiếu lại ngày một yếu. Cuộc chiến trong Free Fire thường không có chỗ cho những game thủ "cày chay" bởi khoảng cách sức mạnh là quá lớn. Nơi mà một dân cày không thể địch lại được sức mạnh của vô số nhân vật vip, item vip. Tính cân bằng của dòng game eSports dần dần biến mất trong Free Fire, nơi mà vốn dĩ nó cần phải có. Vì vậy, nhiều game thủ nói vui rằng, Free Fire tuy là "miễn phí" nhưng phải nạp tiền thì mới mạnh.

Vì sao Free Fire, từ một sản phẩm doanh thu tỷ đô lại trở thành “Lửa Chùa”, thành trò chơi bị game thủ Việt gán mác thiếu nhi? - Ảnh 5.

Thêm vào đó, Free Fire tuy có một lượng người chơi khổng lồ, song trong có số rất nhiều ấy, lại không hề ít những game thủ nhí, vốn vẫn đang tuổi cắp sách đến trường. Hình ảnh các "cháu" cầm các dòng điện thoại có phần cũ như iPhone 5 để chơi Free Fire không có gì là xa lạ. Đó là lý do mà tại sao nhiều người lại gán cho Free Fire là game thiếu nhi, vì game thủ "nhí" trong tựa game này là khá nhiều.

Vì sao Free Fire, từ một sản phẩm doanh thu tỷ đô lại trở thành “Lửa Chùa”, thành trò chơi bị game thủ Việt gán mác thiếu nhi? - Ảnh 6.

Trên đây chỉ là một vài lý do khiến cho Free Fire ngày càng phải nhận ánh mắt ghẻ lạnh của chính game thủ nước nhà. Dù đây vẫn là một trong những tựa game có lượng người chơi đông đảo nhất hiện nay. Tuy nhiên, với sự góp mặt của hàng loạt tựa game bom tấn trong năm 2020 này, Free Fire sẽ phải có bước chuyển mình thực sự nếu không muốn hụt hơi về đằng sau.