“Sự tích” ra đời của giải thưởng The Game Awards - PC/Console

Để có được The Game Awards, nhà sáng lập của chương trình này đã bôn ba suốt nhiều năm làm qua những mô hình khác nhau để rồi quyết định… tự làm riêng.

Sau nhiều năm phát triển, The Game Awards đã trở thành một sự kiện thường niên thu hút sự chú ý của đông đảo cộng đồng game thủ cũng như người làm game trên khắp thế giới. Bên cạnh việc tôn vinh những tựa game xuất sắc của năm cùng những con người đứng sau sự thành công của chúng, sự kiên này cũng là dịp để hé lộ những sản phẩm mới sắp được ra mắt. Vậy trước khi sự kiện này được công chiếu vào 13/12 tới, sao chúng ta không tìm hiểu sơ bộ về lịch sử của giải thưởng uy tín này nhỉ?

“Sự tích” ra đời của giải thưởng The Game Awards

The Game Awards là một sự kiện được tổ chức thường niên vào tháng 12, nhằm tôn vinh những thành tựu và cá nhân nổi bật của ngành game qua mỗi năm. Sự kiện được chủ trì và sản xuất bởi nhà báo Geoff Keighley. Bên cạnh việc việc trao giải, giống như E3, sự kiện này cũng là nơi thích hợp để công bố các dự án game đình đám mới. Nó được cho là sự tiếp nối thành công của giải thưởng Spike Video Game Awards (Spike VGA) và đã thành thông lệ kể từ 2014 đến nay.

“Sự tích” ra đời của giải thưởng The Game Awards

Từ năm 1994, Geoff Keighley từng tham gia giải thưởng trong lĩnh vực làm game được phát sóng trên truyền hình. Chương trình này không thực sự thành công lắm khi hướng khá nhiều tới yếu tố hài kịch, vậy nhưng nó giúp Keighley nung nấu ý định về một “Oscar cho lĩnh vực game”. Năm 2003, anh tham gia sản xuất và dẫn chương trình cho Spike VGA trong 10 năm kể từ 2003 đến 2013. Sự kiện này được Spike TV phát sóng vào cuối mỗi năm nhằm tôn vinh các thành tựu về game trong năm, khá giống những gì Geoff từng dự định.

Sự kiện khá là thành công khi thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng khi mà các hạng mục được bầu chọn bởi những nhà báo và nhà làm game có tiếng trong ngành, cùng với đó là rất nhiều người nổi tiếng như Jack Black hay Samuel Jackson tham gia dẫn chương trình. Có thể coi Spike VGA là thước đo chuẩn của ngành game khi đó. Năm 2013, Spike đổi tên VGA thành VGX, năm đó sự kiện bị cho là có tính thương mại quá cao thay vì tập trung vào khía cạnh tôn vinh người làm game. Thất vọng với Spike TV, Keighley từ bỏ sự kiện này và ra đi theo đuổi một giải thưởng riêng do chính mình tổ chức, còn Spike VGX bị ngưng sản xuất vào tháng 11/2014.

“Sự tích” ra đời của giải thưởng The Game Awards

Sau khi chia tay Spike TV, Geoff Keighley hợp tác với các đơn vị lớn trong ngành game, bao gồm có nhà phát triển console như Microsoft, Sony và Nintendo, cùng với đó là các hãng phát hành như EA, Activision Blizzard, Bethesda, Ubisoft,… nhằm đầu tư tiền bạc cho một giải thưởng game mới. The Game Awards được ra đời từ đây. Khác với Spike VGA, The Game Awards không được phát sóng truyền hình, thay vào đó sự kiện được livestream trên các nền tảng trực tuyến như Twitch, Youtube, thậm chí cả trên console network và Steam. Nhờ đó mà sự kiện tiếp cận được lượng khán giả đông đảo hơn. Càng về sau lại càng nhiều nền tảng trực tuyến hợp tác livestream sự kiện, giúp cho The Game Awards càng được tài trợ nhiều hơn bởi các ông lớn. Đã có rất nhiều kênh và đài truyền hình bày tỏ ý định được phát sóng sự kiện, thế nhưng theo Keighley thì như vậy các đài có thế sẽ gây bó buộc trong kết cấu chương trình, mất đi sự tự do cũng như tinh thần giải thưởng, livestream trên internet vẫn là giải pháp tốt nhất. Kể từ 2015, sự kiện được tổ chức tại nhà hát Microsoft tại  L.A, Hoa Kì.

“Sự tích” ra đời của giải thưởng The Game Awards

Giải thưởng này được cho là đại diện cho ngành công nghiệp cũng như giới game thủ, đồng thời cũng mở rộng cửa cho bất kì ai có hứng thú với game. Dù vốn là một buổi lễ trao thưởng, The Game Awards cũng có nhiều các nội dung bên lề như hé lộ game mới và biểu diễn âm nhạc. Qua đó cho thấy đây không chỉ là một sự kiện trao giải thông thường, phần nào giúp cho The Game Awards không đi theo vết xe đổ của các lễ trao giải khác. Sự kiện được cho là sự cân bằng giữa tính giải trí và tính hàn lâm trong ngành game. Geoff Keighley thường khuyến khích các hãng game cung cấp các hình ảnh, trailer thật hấp dẫn của các dự án game mới cho chương trình, dù các dự án có thể mới trong giai đoạn đầu. Rất nhiều game được công bố lần đầu tại The Game Awards, điển hình như Mortal Kombat 11 và The Outer Worlds năm 2018 vừa qua. Đồng hành cùng lễ trao giải, các cửa hàng game kĩ thuật số như Steam, PSN và Xbox Live sẽ giảm giá cho các game được đề cử và giành giải, một cơ hội rất tốt để mua các tựa game đặc sắc của năm.

Về khoản bầu chọn game, The Game Awards có một hội đồng tư vấn đại diện từ các hãng lớn gồm Microsoft, Sony, Nintendo, and AMD, Electronic Arts, Activision, Rockstar Games, Ubisoft, Valve, và Warner Bros. Interactive Entertainment. Hội đồng sẽ chọn ra 30 tổ chức chuyên về game như các trang tin, báo game, nhà phê bình game để bầu chọn ra các đề cử cho từng hạng mục. Hội đồng tư vấn không hề can thiệp vào việc bầu ra các đề cử hay tranh giải của game. Tựa game giành giải được quyết định thông qua lượng phiếu bầu với 90% bầu bởi các chuyên gia và 10% bởi fan thông qua internet. Trước 2017, chỉ có khoảng 28 chuyên gia và đại diện tham gia bầu tựa game chiến thắng, từ 2017 trở đi là hơn 50 người.

Death Stranding và câu chuyện được đề cử Game of the Year nhờ... quen biết
Hideo Kojima và Geoff Keighley – người tổ chức The Game Awards là hai người bạn rất thân thiết, nó vô tình đem tới cho Death Stranding khá nhiều phiền phức.

Là một sự kiện lớn, The Game Awards cũng vướng phải nhiều bất cập. Khâu tổ chức của lễ trao giải vào 2015 và 2016 bị cho là thiếu chuyên nghiệp, phần nào gây ra nhiều tình huống khó xử và trở thành cảm hứng cho 2 video của Crowbcat. Dù sao thì những năm về sau sự kiện đã trở nên chuyên nghiệp và đáng xem hơn rất nhiều. Bên cạnh đó cũng những tranh cãi về về các game được đề cử và trao giải, điển hình là Overwatch, PUBG hay gần đây là Death Stranding. Sự kiện với 1 số người vẫn bị cho là đậm tính thương mại, là nơi các hãng tận dụng để phô trương quảng cáo sản phẩm. Dù sao thì cũng không thể phủ nhận sự thành công vượt bậc của The Game Awards. Năm 2017, sự kiện được 11 triệu người theo dõi qua các nền tảng trực tuyến. Đến 2018 vừa qua con số này đã là 26 triệu chứng tỏ sự phát triển nhanh chóng của nó. Không có lí do gì mà năm nay con số này lại không tăng lên.

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Kênh Tin Game: http://bit.ly/2ByvA1e